Multimedia Đọc Báo in

Chứng nhận về ATVSTP chỉ có giá trị 3 năm

10:00, 11/07/2010

Luật An toàn thực phẩm ra đời có nhiều điểm mới và khác biệt so với Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phầm (VSATTP). Chương III quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm (từ điều 10 đến điều 18) là một chương hoàn toàn mới của Luật so với Pháp lệnh VSATTP.

Chương này quy định dù là sản phẩm ở dạng nào cũng phải bảo đảm các điều kiện chung nhất. Ngoài các điều kiện chung, đối với các nhóm thực phẩm cụ thể, đặc thù như thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng… cần phải bảo đảm thêm một số điều kiện riêng.

Một góc chợ bán thực phẩm tươi sống. Ảnh minh hoạ.

Điểm khác biệt hơn so với Pháp lệnh VSATTP là Luật đã quy định riêng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ và giao cho Bộ chuyên ngành quy định điều kiện phù hợp và khả thi cho từng loại hình (chương IV). Thức ăn đường phố là một loại hình kinh doanh đặc biệt và hiện là đối tượng gây ngộ độc thực phẩm cao nhất, vì vậy, chương IV của Luật đã đưa ra một mục riêng quy định về điều kiện bảo đảm an toàn trong kinh doanh thức ăn đường phố. Ngoài ra, so với quy định tại Pháp lệnh VSATTP, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm là vô thời hạn thì tại Luật ATTP lại quy định giấy này chỉ có giá trị trong 3 năm (chương V).
Bên cạnh đó, để quản lý tốt về an toàn thực phẩm, luật quy định phải tiến hành các hoạt động phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm bao gồm đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ và truyền thông về nguy cơ. Luật cũng đưa ra các quy định về điều kiện an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu cũng như những yêu cầu trong trường hợp có yêu cầu từ phía nước nhập khẩu.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2011. Pháp lệnh VSATTP số 12/2003/PL-UBTVQH11 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Kim Oanh (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc