Multimedia Đọc Báo in

THỂ LỆ CUỘC THI “Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính” năm 2013 trên địa bàn tỉnh

10:45, 04/09/2013
Thực hiện Kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính” năm 2013 (được ban hành kèm theo Quyết định số 347/QĐ-UBND ngày 4-2-2013 của UBND tỉnh), Ban Tổ chức Cuộc thi của tỉnh quy định Thể lệ Cuộc thi trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Đối tượng dự thi:

Đối tượng tham gia Cuộc thi được chia làm 2 nhóm:

1. Nhóm đối tượng thứ nhất: Học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề; sinh viên các trường cao đẳng, đại học và người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đang sinh sống, học tập trên địa bàn tỉnh.

2. Nhóm đối tượng thứ hai: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân đang sinh sống, lao động trên địa bàn tỉnh (trừ thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký của Cuộc thi ở cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở Tư pháp; cán bộ, công chức thuộc các Phòng Tư pháp, nhóm đối tượng thứ nhất và người dưới 12 tuổi).

II. Yêu cầu:

1. Hình thức Cuộc thi:

- Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức thi viết (viết tay hoặc đánh máy).

- Mỗi cá nhân tham gia thi chỉ được gửi 1 bài dự thi.

2. Quy định về bài dự thi:

a. Bài dự thi hợp lệ: là bài dự thi có đầy đủ các yêu cầu sau:

- Phải trả lời đủ các câu hỏi theo thứ tự, không cần phải chép lại câu hỏi.

- Phải được viết tay hoặc đánh máy bằng tiếng Việt, không được sao chép thành nhiều bản.

- Phía trên bài dự thi phải ghi rõ: Họ tên, giới tính, độ tuổi, dân tộc, địa chỉ (nơi ở, nơi học tập hoặc nơi công tác) của người dự thi. Đối với thí sinh là học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề; sinh viên các trường cao đẳng, đại học thì ngoài các tiêu chí trên, còn phải ghi rõ địa chỉ trường, lớp mà mình đang theo học.

- Nếu bài dự thi có từ 2 tờ trở lên phải đánh số trang theo thứ tự, đóng lại thành tập và phải được gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi trong thời hạn nhận bài dự thi.

b. Bài thi không hợp lệ: Là bài thi không thực hiện đúng các yêu cầu trên đây.

*Lưu ý: Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ thưởng thêm điểm khuyến khích đối với bài dự thi có phân tích, mở rộng nội dung trả lời; có tranh ảnh, tư liệu minh họa sinh động...

3. Địa điểm nhận bài dự thi:

- Ở cấp huyện: Thí sinh là học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học; các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện, cấp xã và các tầng lớp nhân dân đang sinh sống, làm việc trên địa bàn thuộc đơn vị cấp huyện (trừ đối tượng tham gia dự thi ở tỉnh) nộp bài dự thi về trường học, cơ quan, đơn vị, địa phương mình; các trường học, cơ quan, đơn vị, địa phương này nhận bài thi và nộp về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp huyện thông qua Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố. Ngoài ra, thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện để gửi bài về Phòng Tư pháp.

Sau khi hoàn thành việc chấm thi ở cấp huyện, các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn các bài thi có chất lượng cao của đơn vị mình gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi của tỉnh để tham gia Cuộc thi ở cấp tỉnh (tối đa là 15 bài/1 nhóm đối tượng dự thi/1 đơn vị cấp huyện - tổng cộng mỗi đơn vị cấp huyện gửi tối đa 30 bài để dự thi cấp tỉnh).

- Ở tỉnh: Thí sinh là học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, sinh viên các trường cao đẳng, đại học và các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương đóng chân trên địa bàn tỉnh nộp bài về trường học, cơ quan, đơn vị mình; các trường học, cơ quan, đơn vị này nhận bài thi và nộp về Ban Tổ chức Cuộc thi của tỉnh thông qua Sở Tư pháp (số 4 đường Trường Chinh, TP. Buôn Ma Thuột). Ngoài ra, thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện để gửi bài về Sở Tư pháp.

4. Thời hạn nhận bài dự thi:

- Việc nhận bài thi tại Cuộc thi cấp huyện: do Ban Tổ chức Cuộc thi ở huyện quy định. Tuy nhiên, chậm nhất là ngày 10-10-2013.

- Việc nhận bài thi ở Cuộc thi cấp tỉnh:

+ Thí sinh dự thi ở tỉnh nộp bài thi về Sở Tư pháp (nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc thông qua cơ quan, đơn vị đang làm việc, học tập) trước ngày 10-10-2013;

+ Đối với bài thi của Ban Tổ chức Cuộc thi cấp huyện gửi lên, chậm nhất là ngày 10-11-2013.

(Đối với những bài dự thi gửi theo đường bưu điện thì thời hạn được tính theo dấu bưu điện).

III. Chấm điểm và xét thưởng:

1. Chấm điểm:

- Cuộc thi cấp huyện: do Ban Tổ chức Cuộc thi ở cấp huyện chấm bài. Việc chấm thi, báo cáo kết quả tổ chức Cuộc thi và gửi các bài thi đạt yêu cầu về Sở Tư pháp phải hoàn thành trước ngày 10-11-2013.

- Cuộc thi cấp tỉnh: do Ban Tổ chức Cuộc thi ở cấp tỉnh chấm bài. Việc chấm bài thi và tổng kết cuộc thi ở cấp tỉnh phải hoàn thành trước ngày 15-12-2013.

2. Xét thưởng:

1. Ở cấp huyện: căn cứ điều kiện của địa phương để quy định cơ cấu giải thưởng phù hợp.

2. Ở cấp tỉnh:

a. Giải tập thể: dành cho các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị, trường học... có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, hưởng ứng, tham gia Cuộc thi.

- 1 giải Nhất: 1.500.000 đồng;                    

- 2 giải Nhì, mỗi giải: 1.000.000 đồng;                          

- 3 giải Ba, mỗi giải: 800.000 đồng;            

- 15 giải Khuyến khích, mỗi giải: 500.000 đồng.  

b. Giải cá nhân: dành cho các cá nhân thuộc 2 nhóm đối tượng tham gia dự thi, cụ thể như sau:

- Nhóm đối tượng thứ nhất:

+ 1 giải Nhất: 750.000 đồng;                     

+ 2 giải Nhì, mỗi giải: 500.000 đồng;                             

+ 3 giải Ba, mỗi giải: 400.000 đồng; 

+ 30 giải Khuyến khích, mỗi giải: 250.000 đồng.          

- Nhóm đối tượng thứ hai:

+ 1 giải Nhất: 750.000 đồng;                    

+ 2 giải Nhì, mỗi giải: 500.000 đồng;                             

+ 3 giải Ba, mỗi giải: 400.000 đồng; 

+ 30 giải Khuyến khích, mỗi giải: 250.000 đồng.          

Trong giải Khuyến khích cá nhân có các giải dành cho các đối tượng thí sinh có điều kiện đặc biệt, thí sinh ít tuổi nhất, cao tuổi nhất, thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh thuộc vùng đặc biệt khó khăn... có bài dự thi chất lượng cao do Ban Tổ chức quy định.

*Câu hỏi của Cuộc thi được đăng tải trên trang web của Sở Tư pháp: www.sotuphapdaklak.gov.vn/phobiengiaoducphapluat/hoithi,cuocthi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.