Multimedia Đọc Báo in

Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 600/100.000 trẻ em

10:29, 19/02/2016

Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 234/QĐ-TTg với mục tiêu kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 600/100.000 trẻ em; giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 17/100.000 trẻ em.

5.000.000 ngôi nhà thuộc các hộ gia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn; 10.000 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; 300 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn; giảm 25% số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2015.
 

1
Giáo viên Trường Tiểu học Ea Dăh (xã Ea Dăh, huyện Krông Năng) thăm hỏi tình hình đời sống học sinh

Một trong những nội dung của Chương trình là truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể.  

Chương trình cũng sẽ xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng các mô hình: Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;  An toàn giao thông đường bộ cho trẻ em; Phòng, chống đuối nước trẻ em.

Nguyễn Xuân (nguồn chinhphu.vn)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.