Multimedia Đọc Báo in

Hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

17:01, 11/06/2016

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT về hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng

a
Nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng. (Ảnh minh họa)

Theo đó, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phải được thu gom về các bể chứa. Bên ngoài bể chứa có ghi dòng chữ “Bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng” và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo; đồng thời, đảm bảo yêu cầu về vị trí thích hợp, thuận tiện cho việc thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, khu dân cư, giao thông và mỹ quan nông thôn…. Bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được thu gom từ bể chứa hoặc khu vực lưu chứa được vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

Trách nhiệm của người sử dụng thuốc BVTV: Sau khi pha chế, phun rải thuốc phải thu gom bao gói để vào bể chứa theo quy định; không sử dụng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng vào các mục đích khác. Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phải tổ chức thu gom trong địa bàn quản lý của doanh nghiệp; ký hợp đồng chuyển giao bao gói thuốc BVTV sau sử dụng với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại để xử lý; trả chi phí cho việc xây dựng bể chứa, thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng...

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 30-6-2016.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.