Những nhà văn nổi tiếng thế giới
Nhà văn Toni Morrison và tiểu thuyết “Người yêu dấu”
18:05, 09/07/2010
Giải Nobel Văn học 1993 được trao cho tiểu thuyết Beloved (Người yêu dấu) của nữ nhà văn da đen người Mỹ Toni Morrison bởi những đóng góp to lớn trong diễn đàn văn chương của nhân loại, đặc biệt là phong trào bình quyền và chống phân biệt chủng tộc.
Nhà văn Toni Morrison tên thật là Chloe Anthoney Wofford, sinh ngày 18-2-1931 tại Lorain, bang Ohio (Mỹ). Bà là con thứ 2 trong gia đình công nhân da đen có 4 người con. Toni sinh ra và lớn lên trong cuộc Đại suy thoái những năm 1930 và ngay từ nhỏ bà đã bộc lộ nhiều năng khiếu về văn chương. Thuở nhỏ bà học tiếng La-tinh, chăm đọc các tác phẩm văn học Nga, Anh và Pháp, nhất là các tác phẩm của Austen và Lev Tolstoy. Năm 1949, bà tốt nghiệp trung học loại ưu và sau đó theo học tiếng Anh tại ĐH Howard. Năm 1955 bà đã hoàn thành chương trình cao học ở Viện đại học Cornell, làm giảng viên tại đại học Texas Howard và đại học Yale. Ngoài việc giảng dạy, Toni Morrison còn làm biên tập cho NXB Random House, phê bình văn học và viết văn. Năm 1967, bà trở thành biên tập viên chính, trực tiếp biên tập những tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng. Sự nghiệp văn chương của Toni Morrison chính thức nở rộ từ năm 1970 bằng tác phẩm đầu tay mang tên The Buest Eye (Mắt biếc). Ngay từ khi phát hành, tác phẩm này đã được độc giả gần xa hâm mộ, đặc biệt là trong cộng đồng người da đen. Tiểu thuyết nói về số phận của những người Mỹ gốc Phi và thành kiến chủng tộc đối với một cô gái trẻ da đen, người có ước mơ rất giản dị, mong có đôi mắt xanh biếc, biểu tượng cái đẹp của người Mỹ da trắng.
Tiếp theo Mắt biếc, từ năm 1973, Toni Morrison đã cho ra đời nhiều tác phẩm mới, tiêu biểu có Sula, tiểu thuyết “Best-seller” được trao Giải sách quốc gia, tiểu thuyết “Song of Solomon” (Bài ca Solomon) 1976-1977 được trao Giải phê bình sách quốc gia và Giải Viện hàn lâm văn học và nghệ thuật Mỹ. “Bài ca Solomon” viết về cuộc sống của những người nô lệ da đen gốc Phi ở bang Michigan, có nội dung tiến bộ, hay và hấp dẫn nói về thân phận những người da đen ở Mỹ, tố cáo nạn phân biệt chủng tộc, bởi vậy thời gian đầu khi mới ấn hành nó đã bị cấm lưu hành ở một số nơi.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới phê bình thì Beloved (Người yêu dấu) - đã từng được dịch và ấn hành tại Việt Nam với tựa đề Thương (NXB Phụ nữ 2009) – mới là tiểu thuyết thành công và tinh tế nhất trong sự nghiệp văn chương của nữ nhà văn Toni Morrison. Được phát hành ngay trong thời kỳ đấu tranh đòi quyền bình đẳng của phụ nữ và phong trào chống phân biệt chủng tộc nên tác phẩm này thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Sau khi được phát hành năm 1987, Beloved đã lọt vào tốp 3 cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất ở Mỹ theo bình chọn của tờ Thời báo New York (NYT) ngay trong tuần đầu ra mắt và là cuốn tiểu thuyết hay nhất trong năm, xứng đáng đoạt Giải thưởng nhà văn phê bình văn học xuất sắc 1987 của Mỹ. Cũng với tác phẩm này, Toni Morrison còn được trao giải Pulitzer 1988 cho nội dung tiểu thuyết hay nhất và nhiều giải thưởng khác, trong đó có giải Nobel về văn chương năm 1993. Beloved kể về cuộc đấu tranh sinh tồn của một phụ nữ có tên là Sethe và cô con gái Denver sau khi thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Một ngày kia, có một cô gái trẻ xuất hiện trước nhà của hai mẹ con tự xưng mình là Beloved. Sethe tin rằng đây chính là đứa con gái xấu số đã tự tay Sethe giết lúc mới 2 tuổi để đánh đổi lấy sự sống cho bản thân và cho Denver. Tiểu thuyết được dựa vào tình tiết cuộc đời có thực của một phụ nữ da đen tên là Margret. Không chỉ được trao giải Nobel, Beloved còn được bình chọn là tác phẩm văn học hay nhất của Mỹ trong vòng 25 năm qua và được giới phê bình ca ngợi là... "Một bản tình ca dâng tặng tình yêu, tình mẫu tử. Một cuốn tiểu thuyết của sự lầm lỗi và lòng khoan dung, của sự lãng quên và nỗi ám ảnh của cái chết cũng như sự hy sinh tất yếu và khát vọng mãnh liệt của sự dày vò đau đớn với tâm hồn và ngọn lửa yêu thương bất diệt ".
Tiếp theo Mắt biếc, từ năm 1973, Toni Morrison đã cho ra đời nhiều tác phẩm mới, tiêu biểu có Sula, tiểu thuyết “Best-seller” được trao Giải sách quốc gia, tiểu thuyết “Song of Solomon” (Bài ca Solomon) 1976-1977 được trao Giải phê bình sách quốc gia và Giải Viện hàn lâm văn học và nghệ thuật Mỹ. “Bài ca Solomon” viết về cuộc sống của những người nô lệ da đen gốc Phi ở bang Michigan, có nội dung tiến bộ, hay và hấp dẫn nói về thân phận những người da đen ở Mỹ, tố cáo nạn phân biệt chủng tộc, bởi vậy thời gian đầu khi mới ấn hành nó đã bị cấm lưu hành ở một số nơi.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới phê bình thì Beloved (Người yêu dấu) - đã từng được dịch và ấn hành tại Việt Nam với tựa đề Thương (NXB Phụ nữ 2009) – mới là tiểu thuyết thành công và tinh tế nhất trong sự nghiệp văn chương của nữ nhà văn Toni Morrison. Được phát hành ngay trong thời kỳ đấu tranh đòi quyền bình đẳng của phụ nữ và phong trào chống phân biệt chủng tộc nên tác phẩm này thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Sau khi được phát hành năm 1987, Beloved đã lọt vào tốp 3 cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất ở Mỹ theo bình chọn của tờ Thời báo New York (NYT) ngay trong tuần đầu ra mắt và là cuốn tiểu thuyết hay nhất trong năm, xứng đáng đoạt Giải thưởng nhà văn phê bình văn học xuất sắc 1987 của Mỹ. Cũng với tác phẩm này, Toni Morrison còn được trao giải Pulitzer 1988 cho nội dung tiểu thuyết hay nhất và nhiều giải thưởng khác, trong đó có giải Nobel về văn chương năm 1993. Beloved kể về cuộc đấu tranh sinh tồn của một phụ nữ có tên là Sethe và cô con gái Denver sau khi thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Một ngày kia, có một cô gái trẻ xuất hiện trước nhà của hai mẹ con tự xưng mình là Beloved. Sethe tin rằng đây chính là đứa con gái xấu số đã tự tay Sethe giết lúc mới 2 tuổi để đánh đổi lấy sự sống cho bản thân và cho Denver. Tiểu thuyết được dựa vào tình tiết cuộc đời có thực của một phụ nữ da đen tên là Margret. Không chỉ được trao giải Nobel, Beloved còn được bình chọn là tác phẩm văn học hay nhất của Mỹ trong vòng 25 năm qua và được giới phê bình ca ngợi là... "Một bản tình ca dâng tặng tình yêu, tình mẫu tử. Một cuốn tiểu thuyết của sự lầm lỗi và lòng khoan dung, của sự lãng quên và nỗi ám ảnh của cái chết cũng như sự hy sinh tất yếu và khát vọng mãnh liệt của sự dày vò đau đớn với tâm hồn và ngọn lửa yêu thương bất diệt ".
Khắc Nam (
Theo
Net/WP
- 7/2010)
Ý kiến bạn đọc