Multimedia Đọc Báo in

Giao lưu, ra mắt tập truyện ngắn "Phía nào sương thôi rơi"

20:10, 18/04/2021
Sáng 18-4, tại Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột, Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Sbooks và Công ty TNHH Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức buổi giao lưu, ra mắt tập truyện ngắn “Phía nào sương thôi rơi” của nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật Đắk Lắk.
 
Đây là tập truyện ngắn thứ tư của tác giả (3 tập truyện trước là: “Suối của rừng”, “Về  bên kia núi”, “Ngày mai sáng rỡ”) do Nhà xuất bản Văn học liên kết với Công ty Cổ phần Sbooks ấn hành, dày gần 200 trang, là tập hợp gồm 17 truyện ngắn được nhà văn Niê Thanh Mai viết và đăng rải rác trên các báo, tạp chí văn nghệ trong những năm gần đây.
 
Nhà văn Niê Thanh Mai giao lưu, chia sẻ cùng bạn đọc.
Nhà văn Niê Thanh Mai giao lưu, chia sẻ cùng bạn đọc.
 
Mỗi truyện ngắn trong tập sách là một nét vẽ với gam màu đặc biệt, đặc trưng của riêng tác giả để tạo nên bức tranh Tây Nguyên đầy màu sắc và ẩn sâu là những trăn trở về cuộc đời, kiếp người trong cuộc sống hiện đại nhiều cám dỗ; về sự giằng co giữa bảo tồn, gìn giữ, hòa nhập của từng phận người, của văn hóa truyền thống trong các buôn làng với cuộc sống hào nhoáng, nhộn nhịp nơi phố thị… Mỗi truyện là lời thì thầm, tâm tình của tác giả và gợi ra câu hỏi mở, để từng người đọc như tự tìm câu trả lời và có kết thúc cho riêng mình.
 
Tại buổi giới thiệu tập sách, bạn đọc đã được nghe hai diễn giả: nhà văn Võ Thị Xuân Hà và nhà văn Nguyễn Đình Tú chia sẻ những đánh giá, cảm nhận về tác phẩm; đồng thời được giao lưu với chính tác giả - nhà văn Niê Thanh Mai về quá trình hình thành, cảm hứng sáng tác các truyện ngắn, cùng những câu chuyện văn chương bên lề đầy ý nghĩa.
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.