Multimedia Đọc Báo in

Kiểm soát chặt chẽ vận chuyển heo và các sản phẩm từ heo

18:08, 04/05/2010

Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến ngày 3-5, dịch heo tai xanh xuất hiện ở 131 xã, phường tại 25 huyện thuộc 12 tỉnh, thành trong cả nước (Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam, Nam Định, Hà Nam, Lạng Sơn và Nghệ An). Hiện có gần 40.000 heo mắc bệnh, trong đó 16.000 con đã chết phải tiêu hủy.


Tiêu huỷ heo bị bệnh tai xanh
Tiêu huỷ heo bị bệnh tai xanh
Theo nhận định của Cục Thú y, dịch bệnh tai xanh trên đàn heo đang diễn biến rất phức tạp, nguy cơ lan rộng trong những ngày tới rất cao. Nguyên nhân chính làm dịch lây lan nhanh là do các tư thương thu gom heo ở các tỉnh, vận chuyển qua vùng có dịch, đặc biệt tại các tỉnh đang có dịch người dân bán chạy heo ốm hoặc giết mổ heo ốm để bán ở các chợ hoặc vận chuyển heo, sản phẩm thịt heo từ các tỉnh phía bắc vào các tỉnh miền Trung, miền Nam để tiêu thụ. Trước diễn biến và mức độ lây lan nghiêm trọng của dịch heo tai xanh, Cục Thú y vừa có Công văn số 657, gửi các cơ quan thú y địa phương, kiểm soát nghiêm ngặt vận chuyển heo và các sản phẩm từ heo. Theo đó, các chủ hàng trước khi vận chuyển heo đi tiêu thụ, heo phải được tập trung tại các điểm thu gom bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh thú y và được khử trùng tiêu độc hàng ngày; cử cán bộ xuống tận nơi tập trung, thu gom heo để thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển theo quy định; bảo đảm heo phải được lấy từ nơi không có dịch bệnh, khoẻ mạnh và đã được tiêm phòng các bệnh theo quy định; yêu cầu các trạm, chốt kiểm dịch động vật nội địa phải bố trí trực 24/24h; lập sổ theo dõi việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, xử lý các trường hợp chủ hàng vận chuyển heo, sản phẩm từ heo không đúng quy định như không có giấy chứng nhận kiểm dịch, hoặc có giấy nhưng không hợp lệ; thông báo cho Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch biết những trường hợp cấp giấy chứng nhận kiểm dịch không đúng quy định. Công văn trên cũng nghiêm cấm cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khống hoặc cấp giấy chứng nhận cho chủ hàng khi không trực tiếp kiểm tra và không rõ nguồn gốc và mục đích sử dụng, giấy chứng nhận kiểm dịch phải được ghi cụ thể địa điểm nơi đến ...Chi cục trưởng Chi cục Thú y phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho chủ hàng, để xảy ra hiện tượng vận chuyển heo ốm qua các trạm, chốt kiểm dịch động vật nội địa. Cục Thú y cũng đề nghị Sở Công an, Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh cử lực lượng tham gia kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển heo qua các trạm chốt kiểm dịch; cán bộ thú y kiểm tra toàn bộ số heo, sản phẩm của heo đi qua các chốt, trạm kiểm dịch; báo cáo ngay về Cục Thú y các trường hợp vận chuyển heo, sản phẩm từ heo không đúng quy định, nội dung vi phạm, kết quả xử lý.

 

T.N (Tổng hợp)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.