Multimedia Đọc Báo in

Nên kết hợp việc dạy nghề với học văn hóa ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa

14:24, 17/11/2012

Ngày 29-5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 630/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; có chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên dạy nghề... Trong đó, việc mở các trung tâm dạy nghề ở cấp huyện để đào tạo nghề cho thanh niên, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số là một nội dung quan trọng, rất được chờ đợi.

Vấn đề đặt ra là hiệu quả công tác đào tạo nghề thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều bất cập. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: chất lượng giáo viên giảng dạy chưa tốt, trang thiết bị dành cho đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu, chưa kết hợp tốt giữa nhu cầu đào tạo và sản xuất... Nhưng quan trọng nhất vẫn là việc tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng sau đào tạo chưa đạt hiệu quả mong muốn. Nhiều trung tâm dạy nghề mở ra không tuyển được người học, nhất là vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hoặc có trung tâm mở được lớp nhưng lúc khai giảng thì đông, sau đó vơi dần, thậm chí có lớp bị giải thể do không còn học viên. Đối với các huyện nghèo thuộc Nghị quyết 30a của Chính phủ thì tình trạng thiếu người học càng rõ nét, dù người học ở những vùng này không phải đóng bất cứ khoản lệ phí nào, thậm chí được Nhà nước cung cấp, đài thọ tiền ăn ở, đồ dùng học tập...

Để giải quyết bài toán người học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đạt hiệu quả, các cơ quan chức năng cần kết hợp giữa việc học văn hóa với đào tạo nghề. Theo đó, không nhất thiết phải thành lập các trung tâm dạy nghề ở tất cả các huyện theo Luật Dạy nghề và đề án mà nên nhập chung việc dạy văn hóa với dạy nghề. Bởi vì, từ bậc THCS trở lên học sinh miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đã học nội trú nên có thể kết hợp đào tạo nghề với học văn hóa. Những buổi các em không học văn hóa thì sẽ tổ chức cho các em học nghề. Điều này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề khi tập trung được nguồn lực, kinh phí... lại vừa tạo được công ăn việc làm, kiến thức nghề cho các em ngay khi ra trường; đồng thời góp phần quản lý tốt hơn các em, thậm chí có thể có thêm thu nhập cải thiện bữa ăn, sinh hoạt cho các em khi các em làm ra sản phẩm đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, hạn chế tình trạng lãng phí, đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề dàn trải, tràn lan mà hoạt động kém hiệu quả.

Phạm Văn Chung


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.