Multimedia Đọc Báo in

Phê duyệt các nghề trọng điểm và các trường được lựa chọn nghề trọng điểm

16:30, 12/06/2013

Bộ LĐ-TB&XH vừa phê duyệt các nghề trọng điểm, các trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Theo đó, có 26 nghề trọng điểm theo cấp độ quốc tế; 30 nghề trọng điểm khu vực Asean và 100 nghề trọng điểm quốc gia. Các trường được lựa chọn nghề trọng điểm có trách nhiệm xây dựng dự án đầu tư theo các nghề trọng điểm đã được lựa chọn, đảm bảo nguyên tắc đầu tư tập trung đồng bộ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề theo quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; huy động các nguồn vốn để đầu tư đạt chuẩn theo cấp độ của từng nghề đảm bảo lộ trình đã được phê duyệt.
Một số nghề trọng điểm quốc tế gồm: Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí, cắt gọt kim loại, công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, công nghệ ô tô, công nghệ sinh học, CNTT (ứng dụng phần mềm), cơ điện tử, chế tạo thiết bị cơ khí, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, điều khiển tàu biển, hàn, hướng dẫn du lịch...

Các trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư vùng trung du miền núi phía Bắc gồm 34 trường; trên 70 trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung: 71 trường; vùng Tây Nguyên: 12 trường; Đông Nam bộ: 38 trường; Đồng bằng sông Cửu Long: 40 trường.
 

Nguồn gdtd.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.