Multimedia Đọc Báo in

Hoàn cảnh khó khăn của một nữ cựu TNXP rất cần sự giúp đỡ

05:27, 15/10/2012

Trong căn nhà chỉ vẻn vẹn 20 m2, vừa là nơi sinh hoạt của cả ba thế hệ gia đình, vừa là quán bán hàng, bà Nguyễn Thị Cẩm (54 tuổi tổ dân phố 1, thị trấn M’Drak, huyện M’Drak) cho biết: Năm 1972, bà tình nguyện tham gia phong trào thanh niên xung phong tại Tổng đội 2993P18 (đóng quân trên địa bàn từ Hà Tĩnh đến Nghệ An).

Năm 1975 đất nước thống nhất, bà trở về quê làm ăn sinh sống. Đến năm 1982, theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước bà Cẩm đi xây dựng vùng kinh tế mới tại tổ dân phố số 1, thị trấn M’Drak. Cuộc sống vốn vất vả lại càng vất vả hơn khi chồng bà dứt áo ra đi (năm 1988) để lại cho bà một cậu con trai bị bệnh thần kinh bẩm sinh vừa tròn 2 tuổi và một mẹ già ốm yếu. Mặc dù đã xoay xở nhiều cách, song cuộc sống của gia đình bà gần 30 năm nay vẫn không thoát được cảnh nghèo. Nhiều năm nay, tiền làm ra bà đều dành dụm để lo thuốc thang chạy chữa cho đứa con tật nguyền năm nay đã 27 tuổi mà vẫn ngu ngơ như một đứa trẻ con và nuôi người mẹ già đã tròn 100 tuổi.

 Các  thành viên trong  gia đình  bà Nguyễn Thị Cẩm.
Các thành viên trong gia đình bà Nguyễn Thị Cẩm.

Không những vậy, vừa qua, sau lần lên cơn động kinh người con trai của bà Cẩm đã bị ngã và ngất lịm trong đống trấu đang cháy dở sau nhà. Khi được phát hiện thì toàn thân cậu đã bị bỏng nặng phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bà đã phải chạy vạy khắp nơi để cứu chữa cho con. Do ảnh hưởng của tuổi già và những năm tháng vất vả, sức khỏe của bà Cẩm đã sa sút nhiều, không thể làm được những công việc nặng nhọc, hay làm thuê cuốc mướn như trước đây để nuôi sống gia đình. Vì vậy hiện nay bà Cẩm đang rất cần đến sự chung tay giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm và mọi người.

Mỹ Sự

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.