Multimedia Đọc Báo in

Hoàn cảnh đáng thương của người mẹ tàn tật và hai con côi cút

10:07, 06/05/2013

Mấy tháng qua, căn nhà nhỏ của gia đình chị Ma Thị Biển, người dân tộc Tày ở buôn Yuk La 3, xã Dak Liêng (huyện Lak) trở nên lạnh lẽo khi chồng chị là anh Ma Văn Thắng bị tai nạn giao thông và mất vào những ngày cận Tết Quý Tỵ, để lại người vợ tàn tật và 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi học.

Anh Ma Văn Thắng là người hiền lành, chất phác. Vợ bị bệnh viêm đa khớp nên  mọi việc lớn, bé trong nhà đều do tay anh xoay xở. Vừa làm nương rẫy, anh vừa tranh thủ làm thuê kiếm tiền để trang trải cuộc sống gia đình và chữa bệnh cho vợ.  Năm 2004, sau đợt bị tai biến, chị Biển phải vào viện để mổ viêm túi mật. Sau khi mổ được gần 1 năm bệnh viêm đa khớp phát nặng khiến đôi chân, đôi tay chị Biển teo dần, không thể đi lại được nữa. Trước đây người chồng và các con là chỗ dựa tinh thần giúp chị Biển có nghị lực sống. Vì thế, sự ra đi của người chồng là mất mát rất lớn đối với gia đình chị Biển khi chị bị tàn tật, mọi sinh hoạt đều phải nhờ cậy vào những người hàng xóm tốt bụng và hai cậu con trai (một đứa học lớp 12, một đứa học lớp 9).

Niềm an ủi của chị Biển là dù nhà nghèo, túng thiếu, không có tiền mua quần áo mới đi học nhưng các con chị đều chăm ngoan học giỏi, hằng năm đều đạt học sinh tiên tiến. Cảm thông với hoàn cảnh éo le của chị Biển, chính quyền địa phương, đoàn thể ở địa phương đã có nhiều hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ và chia sẻ với những khó khăn của gia đình. Tuy nhiên, với hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lại bị tàn tật và bệnh ngày càng nặng, chị Biển cần nhiều hơn sự chia sẻ, hỗ trợ, động viên của cộng đồng để giúp chị vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, nuôi các con ăn học.

Mai Vân 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.