Multimedia Đọc Báo in

Người phụ nữ khốn khổ vì bệnh tật và nghèo khó

10:52, 16/09/2014
Từ Bình Định lên Dak Lak lập nghiệp năm 17 tuổi, chị Trần Thị Hối ở cùng với người bà con rồi đi làm thuê làm mướn. Hai năm sau chị lập gia đình và sinh được 3 người con.
 
Vợ chồng chị chăm chỉ làm ăn, sống chan hòa với bà con lối xóm, nhưng làm mãi mà anh chị không có dư giả để cất nổi ngôi nhà cho khang trang. Cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn khi chồng chị bỗng đổ đốn rượu chè, cờ bạc, sau mỗi cơn say là chị và các con phải hứng chịu những trận đòn roi. Rồi chồng chị trở bệnh tâm thần. Cứ thế cái đòi nghèo cứ bám lấy gia đình chị, bao nhiêu gánh nặng cơm áo gạo tiền giờ đổ hết lên đầu chị.

Năm 2010, tai họa lại ập đến khi trong một lần đi làm thuê chị cảm thấy trong người mệt mỏi vô cùng, đi khám, bác sĩ cho biết chị bị nhiễm sán đầu chó. Không có tiền để nằm viện chạy chữa, chị xin về và mặc cho căn bệnh cứ hoành hành mỗi ngày. Từ ngày chị mắc bệnh, người chồng bỏ đi biệt xứ để mình chị chống chọi với bệnh tật và lo lắng cho những đứa con thơ. Các con chị đều phải nghỉ học để đi làm thêm nhưng cũng không đủ tiền để đưa chị đến bệnh viện. Người con đầu của chị bỏ nhà đi, người con thứ hai đi nghĩa vụ quân sự. Tới nay, do không có điều kiện chạy chữa thuốc men nên căn bệnh của chị đã biến chứng sang hở van tim và suy kiệt nặng, toàn cơ thể chỉ còn da bọc xương. Vừa qua, Chi hội Phụ nữ thôn 4, xã Cư Suê (huyện Cư M’gar) đã quyên góp tiền bà con thôn xóm để chị có thể nhập viện, nhưng nguồn đóng góp cũng có hạn.

Hoàn cảnh, bệnh tình của chị Trần Thị Hối đang rất khó khăn, nguy kịch, rất mong sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Quỹ Tấm lòng vàng Báo Dak Lak, địa chỉ: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột.

Thúy An


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.