Multimedia Đọc Báo in

Nữ buôn trưởng nhiệt tình, hăng say với công việc

08:50, 24/08/2011

Năm nay đã bước vào tuổi 56 nhưng bà H’Lâm Niê vẫn rất hăng hái, nhiệt tình trong vai trò Buôn trưởng buôn Jok, xã Ea H’đing (Cư M’gar).

 

 

Bà H’Lâm Niê đã có nhiều năm tham gia công tác như Chi hội trưởng hội Phụ nữ, Buôn phó... Đến năm 2008, người dân trong buôn đã tín nhiệm bầu bà làm Buôn trưởng. Buôn Jok có 335 hộ với 1614 nhân khẩu, gồm nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Êđê, Jrai, Khơ Me... cùng sinh sống, vì thế, với vai trò trưởng buôn, bà H’Lâm luôn chú trọng tạo dựng khối đoàn kết trong buôn. Bà còn tham gia phát động quần chúng với đội công tác 253 của xã, tham gia CLB Phụ nữ và pháp luật nhằm tuyên truyền vận động, giáo dục chị em trong buôn không sinh con thứ 3 và là tình nguyện viên tích cực của Hội Chữ thập đỏ xã Ea H’đing. Mặc dù cuộc sống gia đình rất khó khăn, bà còn phải lao động sản xuất để có thêm thu nhập nhưng với công việc của cộng đồng, bà không nề hà. Bận rộn là thế nhưng bà luôn bám sát cộng đồng, tới từng nhà dân để vận động chị em không sinh con thứ 3, đến trạm xá, bệnh viện để khám bệnh, động viên học sinh đi học đều đặn, phát động các phong trào văn hóa, văn nghệ trong buôn... Cuộc sống của người dân buôn Jok ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo đã giảm từ 70 hộ xuống còn 25 hộ, tỉ lệ học sinh tới lớp luôn đạt trên 95%... Buôn Jok đã được công nhận “buôn văn hóa” vào năm 2010, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của nữ trưởng buôn H’Lâm Niê. Bản thân bà H’Lâm cũng được tặng rất nhiều giấy khen của huyện và xã với những thành tích trong công tác vận động nhân dân giữ vững an ninh chính trị, xây dựng và phát triển đại đoàn kết các dân tộc, thành tích trong phong trào thi đua yêu nước và thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc tại địa phương...

Nguyễn Thị Thanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.