Multimedia Đọc Báo in

Một cán bộ phụ nữ làm kinh tế giỏi

09:00, 18/10/2011

Năm 1999 chị Lê Thị Thêu cùng gia đình rời quê hương Thái Bình vào lập nghiệp tại phường Khánh Xuân (TP. Buôn Ma Thuột). Lúc đầu, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, 4 đứa con đang tuổi ăn học, chồng chị không có công ăn việc làm. Tích cóp được ít vốn, chị Thêu mua lại một cái nhà tạm và mảnh vườn khoảng 1 sào đất. Vợ chồng chị tập trung trồng rau xanh kết hợp chăn nuôi lợn, gà, vịt, đào ao nuôi cá. Ngoài ra, vợ chồng chị còn mạnh dạn vay vốn đầu tư gần 100 triệu đồng xây dựng trang trại trồng nấm, tạo công ăn việc làm cho 2-3 người trong khu dân cư.

Chị Lê Thị Thêu bên trang trại trồng nấm của gia đình.
Chị Lê Thị Thêu bên trang trại trồng nấm của gia đình.
Đến nay, khu trang trại trồng nấm của chị Lê Thị Thêu phát triển khá tốt, hằng ngày đều có sản phẩm bán ra thị trường. Thu nhập của gia đình chị năm sau cao hơn năm trước. Trừ chi phí sản xuất, hằng năm gia đình chị có thu nhập trên 50 triệu đồng. Nhờ vậy, gia đình chị đã xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm được phương tiện đi lại như xe máy và các tiện nghi trong gia đình… Các con của chị đều được ăn học đến nơi đến chốn và đã có công việc ổn định.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Thêu còn là một cán bộ phụ nữ tích cực xông xáo trong mọi phong trào, được chị em tín nhiệm bầu làm tổ trưởng phụ nữ liên gia 5, khối 7, phường Khánh Xuân (TP. Buôn Ma Thuột).

Đình Hưởng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.