Multimedia Đọc Báo in

Nhặt được tiền, trả lại người đánh rơi

17:20, 09/07/2013

Khoảng 6 giờ ngày 7-7, trên đường đi làm khi ngang qua đoạn giao nhau giữa tỉnh lộ 1 và đường Phan Bội Châu, anh Nguyễn Trường Giang (sinh năm 1983) là giáo viên Trường Trung cấp nghề Việt Mỹ (TP. Buôn Ma Thuột) đã phát hiện 1 chiếc ví rơi trên đường. Qua kiểm tra, trong ví có hơn 4,5 triệu đồng và một số giấy tờ tùy thân của chủ nhân chiếc ví, cùng một giấy thế chấp đất trị giá 10 triệu đồng, 1 giấy chuyển viện cho con. Anh Giang đã liên hệ với chính quyền địa phương của người đánh rơi ví. Đến sáng 9-7, vợ chồng anh Đỗ Đình Thông, chị Hà Thị Thu Hương (thường trú tại thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) đã đến Trường Trung cấp nghề Việt Mỹ nhận lại số tiền và giấy tờ nêu trên.

Được biết, gia đình anh Thông có hoàn cảnh rất éo le, chị Hương không có việc làm, anh hằng ngày đi bốc gạch thuê chỉ được 100 - 150 nghìn đồng. Trong khi đó, đứa con trai đầu lòng của anh chị mới được 3 tuổi bị bệnh bại não bẩm sinh, gia đình đã chạy chữa khắp nơi nhưng vẫn không thuyên giảm. Vừa rồi anh chị có nhờ bà nội thế chấp đất để vay 10 triệu đồng đưa con đi TP.Hồ Chí Minh chữa bệnh, nhưng trước đó đứa con bị viêm phổi nặng nên phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Dak Lak. Số tiền vay 10 triệu, giờ chỉ còn hơn 4,5 triệu đồng không đủ để gia đình đưa con đi khám bệnh nên anh chị bàn bạc để chồng đi làm thuê ít hôm, kiếm thêm tiền đưa con đi chữa bệnh. Anh Thông kể lại, lúc mất tiền, anh đã gọi điện về cho vợ, chị Hương nghe vậy khóc suốt cả ngày và nghĩ rằng mình không bao giờ tìm lại được số tiền đã đánh rơi, nhưng không ngờ gặp được người tốt như thầy Giang...

d
Đại diện Ban giám hiệu nhà trường và anh Giang (đứng giữa) trả lại tiền và giấy tờ cho gia đình anh Thông

Cảm phục trước hành động của thầy Giang, sắp tới Ban giám hiệu nhà trường sẽ khen thưởng và nêu gương anh trước cán bộ công nhân viên toàn trường, đồng thời đề nghị công đoàn ngành giao thông vận tải biểu dương gương người tốt việc tốt.


Hoàng Tuyết
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.