Multimedia Đọc Báo in

Nghị lực vượt khó của chàng thanh niên khuyết tật

11:18, 14/04/2014
Sinh  ra trong một gia đình nông dân nghèo có đến 7 anh em, sau một cơn sốt bại liệt năm lên 2 tuổi, Y Kuet Liêng, ở buôn Hngô A, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) bị teo cơ chân và một bàn chân bị lật ngửa. Sau đó, bố mẹ mất sớm, Y Kuet và 3 người em nhỏ lớn lên nhờ sự cưu mang của bà con trong buôn.
Với đôi chân tật nguyền, Y Kuet làm nghề một cách khó khăn nhưng anh vẫn chăm chỉ, nỗ lực vươn lên.
Với đôi chân tật nguyền, Y Kuet làm nghề một cách khó khăn nhưng anh vẫn chăm chỉ, nỗ lực vươn lên.

Do không có nghề nghiệp, không có tài sản, không nơi ở ổn định, lại bị tật nguyền nên Y Kuet xin đi ở giữ trâu cho một người trong buôn để sống qua ngày. Đến tuổi trưởng thành, không có khả năng tham gia lao động sản xuất  như bao thanh niên khác cùng trang lứa, hằng ngày anh chỉ có thể làm những công việc nhẹ bằng tay, hết mùa vụ lại sống nương nhờ vào người thân. Không cam chịu số phận, Y Kuet xin đi học nghề thợ mộc. Nhờ chịu thương chịu khó và tinh ý nên anh học nghề rất nhanh, sau 3 tháng đã có thể làm thành thạo một số đồ gia dụng thông thường và sống được bằng nghề. Nhưng, do đây là công việc nặng nhọc cần có sức khỏe mà anh không thể đáp ứng được nên 2 năm sau, Y Kuet chia tay nghề mộc, theo học nghề sửa chữa xe máy. Ra nghề anh về buôn mượn đất của người cháu, mở một quán nhỏ sửa chữa xe máy, nhưng rồi “cái khó bó cái khôn”, vì không có vốn mua phụ tùng thay thế mà chỉ dựa vào sửa chữa, một thời gian ngắn anh lại phải đóng cửa.

Giữa lúc phân vân không biết đổi nghề gì cho thích hợp thì Y Kuet được Dự án mô hình sinh kế của Hội Bảo trợ trẻ em và người khuyết tật tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng, anh quyết định dành toàn bộ số tiền này mua phụ tùng, khôi phục nghề sửa chữa xe máy. Để bảo toàn vốn và có thu nhập trang trải cuộc sống hằng ngày, Y Kuet còn mua rau quả và một số nhu yếu phẩm về bán kèm. Đến nay, anh đã có nguồn thu nhập ổn định, tự nuôi sống được bản thân. Y Kuet còn tích lũy mua được một chiếc xe máy cũ mang về sửa chữa, thay thế phụ tùng để ai có nhu cầu sử dụng thì bán lại kiếm lời. Được hỏi về dự định tương lai, anh cho biết: “Nếu được Nhà nước cho vay 10 triệu đồng, mình sẽ dành một nửa mua thêm phụ tùng, hàng hóa buôn bán và mua 1 con bê chăn nuôi kiếm thêm thu nhập, phòng khi ốm đau…”.

Từ 1 triệu đồng ít ỏi, với ý chí nghị lực của một người khuyết tật, Y Kuet đã biết làm cho nó sinh sôi. Hy vọng ước mơ của Y Kuet sẽ trở thành hiện thực.

Mai Viết Tăng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.