Multimedia Đọc Báo in

Lo ngại về tai nạn giao thông khu vực nông thôn

10:04, 03/04/2013

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, từ ngày 9-2 đến 14-2, cả nước xảy ra 290 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 234 người, 301 người bị thương, so với cùng kỳ năm 2012 tăng 1 vụ và 1 người chết.

Đáng chú ý có tới 85% số vụ TNGT xảy ra trên các tuyến đường liên thôn, xã, huyện. Riêng Dak Lak, theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 9 ngày nghỉ Tết (từ 9-2 đến 17-2) toàn tỉnh xảy ra 13 vụ TNGT, làm chết 16 người, bị thương 10 người (các tuyến đường ở khu vực nông thôn chiếm tới 7 vụ).

Từ những con số đó cho thấy, TNGT ngày càng có xu hướng gia tăng ở khu vực nông thôn, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, tình hình sẽ “nóng” lên từng ngày. Một trong những nguyên nhân khách quan là do hạ tầng giao thông ở nông thôn còn nhiều bất cập, hầu hết các tuyến đường đều nhỏ hẹp,  nhiều cầu cống và vật cản. Trong khi đó ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, còn phóng nhanh vượt ẩu theo kiểu đường ai nấy đi, việc ai nấy làm. Đáng lo ngại hơn, nhiều người dân chưa được học về Luật giao thông đường bộ, học sinh chưa đủ tuổi vẫn điều khiển phương tiện giao thông nhưng chưa bị xử phạt nên vẫn thản nhiên vi phạm mà không biết mình phạm luật. Trong khi cơ quan chức năng ở cấp tỉnh, cấp huyện không đủ lực lượng để tuần tra, kiểm soát thì công tác xử lý vi phạm của lực lượng tại địa phương lại nặng về tâm lý tình làng, nghĩa xóm nên số người vi phạm tăng lên là điều dễ hiểu.

Thiết nghĩ, đối với những nơi hạ tầng giao thông chưa thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, trong khi lực lượng chức năng theo dõi xử lý vi phạm còn quá mỏng nên để hạn chế những vụ tai nạn giao thông, các tổ chức đoàn thể ở địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia tích cực vào việc bảo đảm ATGT, chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ...

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.