Multimedia Đọc Báo in

Từ việc dừng đỗ xe trước cổng trường ...

17:03, 19/11/2017
Những năm gần đây, an toàn giao thông luôn là vấn đề được cả xã hội quan tâm, chính quyền các cấp, ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông nhưng qua con số thương vong bởi tai nạn giao thông được thống kê hằng ngày cho thấy vấn nạn này vẫn đang còn nhức nhối.

 Có thể do cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, hay là vì phương tiện giao thông không bảo đảm điều kiện an toàn... nhưng nguyên nhân hàng đầu vẫn là ý thức người tham gia giao thông. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa giao thông đã được xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm kéo giảm tai nạn giao thông. Thế nhưng, một trong những nơi được coi là nền tảng để giáo dục ý thức của công dân lại là nơi giao thông hỗn loạn, kém ý thức nhất đó là ở các cổng trường trước giờ vào lớp hoặc tan học. Người ta dễ dàng bắt gặp cảnh các bậc cha mẹ dừng đỗ xe ôtô, xe máy tùy tiện, chen lấn, chiếm hết cả lòng đường..., hay như nếu có sự va chạm nào xảy ra vì sự chật chội, ùn ứ là những từ ngữ không hay lại “văng ra” trước mặt con trẻ. Và vô tình chính sự thiếu ý thức của người lớn đã tạo nên những thói quen không tốt cho trẻ trước khi các em học được gì đó tốt đẹp ở trường.

Trong khi trẻ em được giáo dục để ứng xử có văn hóa thì một bộ phận phụ huynh lại thể hiện những hành vi ngược lại. Thiết nghĩ, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc pháp luật về giao thông, các bậc phụ huynh cần xây dựng cho mình nếp văn hóa khi tham gia giao thông, mà trước hết là thể hiện qua việc không chen lấn, dừng đỗ tùy tiện...  ở trước cổng trường học, một địa điểm “nhạy cảm” mà mỗi hành vi đều có tác động rất lớn đến học sinh.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.