Multimedia Đọc Báo in

Lừa "chạy" vào các trường Công an nhân dân, 5 đối tượng lĩnh án tù

09:55, 27/07/2020

Ngày 24-7, TAND tỉnh đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Thị Thanh Vân (SN 1990, trú TP. Buôn Ma Thuột) 13 năm tù; Nguyễn Thị Hồng (SN 1967, trú TP. Buôn Ma Thuột) 8 năm 6 tháng tù; Vũ Công Minh (SN 1964, trú TP. Buôn Ma Thuột) 8 năm tù; Lê Tiến Cảnh (SN 1956, trú TP. Buôn Ma Thuột) 2 năm 6 tháng tù; Bùi Thị Thực (SN 1957, trú huyện Krông Ana) 1 năm tù treo cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, từ năm 2015 đến năm 2016, các bị cáo trên đã tự nhận mình quen biết và có khả năng xin cho học sinh được vào học tại các trường Công an nhân dân mà không cần qua thi tuyển, nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để tạo lòng tin, các bị cáo còn đưa cho người bị hại xem một số bản photocoppy quyết định, giấy nhập học giả của Trường Trung cấp Công an và lịch công tác giả của Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh.

 

sd 
Các bị cáo tại tòa

Bằng các thủ đoạn trên, Vân đã chiếm đoạt tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng của 7 bị hại; Hồng chiếm đoạt 420 triệu đồng của 4 bị hại; Minh chiếm đoạt 450 triệu đồng của 1 bị hại; Cảnh chiếm đoạt số tiền 60 triệu đồng của 1 bị hại và Thực chiếm đoạt 30 triệu đồng của 1 bị hại.

Trong quá trình điều tra, Vân còn khai nhận: Các giấy tờ giả mạo như giấy báo nhập học, quyết định cử cán bộ chiến sỹ đi học đều nhận từ ông Y Tuyến Ksơr (nguyên Thượng tá, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội - Công an tỉnh, hiện đang chấp hành án Chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Tuy nhiên, ông Y Tuyến không thừa nhận việc này, và cũng không có cơ sở nào chứng minh nên Cơ quan chức năng không điều tra xử lý các bị cáo về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Lê Thành

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.