Multimedia Đọc Báo in

Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005

09:22, 14/10/2014

2. Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung của Bộ luật 1990

a. Những nội dung không còn phù hợp cần được sửa đổi

Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật; phạm vi hoạt động của tàu biển tư nhân; khái niệm về chủ tàu, thuyền viên Việt Nam, khu vực hàng hải; giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tàu; sử dụng đồng "France vàng" làm đơn vị tính toán trong giải quyết bồi thường tổn thất; quyền cầm giữ hàng hải; bắt giữ tàu biển và một số quy định khác.

b. Những nội dung chưa rõ cần được quy định cụ thể

Đối tượng áp dụng; đăng ký tàu biển; quyền cầm giữ hàng hải; thế chấp tàu biển; bắt giữ tàu biển; quyền vận tải nội địa; chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên; trục vớt tài sản chìm đắm ở biển; cảng biển; hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý; hợp đồng thuê tàu.

c. Những nội dung còn chồng chéo cần được phân định rõ

Quyền cầm giữ hàng hải với bắt giữ tàu biển; vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển với vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng thuê tàu chuyến; hợp đồng thuê tàu định hạn với hợp đồng thuê tàu trần.

d. Những nội dung cần bổ sung để phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật hàng hải quốc tế

Nguyên tắc hoạt động hàng hải; chính sách phát triển hàng hải; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải; quản lý nhà nước về hàng hải; khiếu nại hàng hải; vận tải đa phương thức; mua, bán tàu biển; thế chấp tàu biển đang đóng.

đ. Một số thuật ngữ, khái niệm, từ ngữ cần được sửa đổi, bổ sung

Khái niệm về các loại tàu biển, chủ tàu, người thuê tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu, người vận chuyển, người thuê vận chuyển, người vận chuyển thực tế, người gửi hàng, người giao hàng, người nhận hàng, quyền cầm giữ hàng hải, bắt giữ tàu biển, rủi ro hàng hải, tên gọi của một số cơ quan Nhà nước.

 e. Các hạn chế khác

 Ngoài những bất cập nói trên về nội dung điều chỉnh, Bộ luật 1990 còn có những hạn chế dưới đây:

 - Chưa quán triệt chiến lược mới về phát triển kinh tế - xã hội: Nội dung điều chỉnh của Bộ luật 1990 chưa quán triệt định hướng mới về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ tới mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua. Đặc biệt là các mục tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống cảng biển và đội tàu biển, tăng cường năng lực vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ hàng hải, hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm đưa ngành Hàng hải phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ tới;

 - Chưa bắt kịp xu thế phát triển của luật hàng hải quốc tế: Việc vận dụng điều ước và tập quán hàng hải quốc tế trong nội dung điều chỉnh của Bộ luật 1990 còn có bất cập vì chưa toàn diện, vừa là những quy định cũ mà hiện nay đều đã được sửa đổi, bổ sung mới. Mặt khác, hiện tại ngoài 12 công ước còn có gần 60 công ước quốc tế về hàng hải khác mà Việt Nam phải là thành viên. Do đó việc vận dụng các quy định tiến bộ của điều ước và tập quán hàng hải quốc tế vào Dự án luật là yêu cầu rất cần thiết, nhằm bắt kịp xu thế phát triển của luật.

(Còn nữa)


Ý kiến bạn đọc