Multimedia Đọc Báo in

TƯ VẤN TUYỂN SINH

Những điểm chú ý khi làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ

08:41, 15/03/2011

Theo quy định của Bộ GD - ĐT, từ ngày 14-3 đến 17 giờ ngày 14-4-2011, các Sở GD-ĐT sẽ bắt đầu thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí đăng ký dự thi ĐH và CĐ năm 2011. Nếu trong thời gian trên, thí sinh chưa kịp nộp hồ sơ có thể đến nộp trực tiếp tại trường mà mình đăng ký dự thi từ ngày 15-4 đến 17 giờ ngày 21-4-2011. Để tránh sai sót trong quá trình làm hồ sơ, thí sinh cần lưu ý những điểm chính sau đây:

- Hồ sơ đăng ký dự thi bao gồm một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2 (phiếu số 1 do Sở GD-ĐT lưu giữ, phiếu số 2 do thí sinh giữ và được sử dụng trong các trường hợp cần thiết); 3 ảnh chân dung cỡ 4x6cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ của thí sinh; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có). Vì vậy, khi làm hồ sơ dự thi, thí sinh phải khai báo chính xác, rõ ràng những thông tin trên phiếu số 1 và phiếu số 2. Dĩ nhiên, phiếu số 1 và phiếu số 2 phải khớp nhau.

- Trong quá trình khai báo thông tin, thí sinh phải đọc kỹ hướng dẫn ở mặt sau của phiếu số 2, nếu mục nào chưa rõ các em  phải tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm hoặc Ban Tư vấn tuyển sinh của  trường để khai báo cho chính xác. Bởi vì, theo quy định, hồ sơ dự thi không được tẩy xóa, không được nhờ người khác khai hộ. Đặc biệt, không được nhờ người khác khai hộ hồ sơ. Trong hồ sơ, người khác không được phép ký thay cho thí sinh, nếu giả chữ ký của thí sinh là vi phạm pháp luật.

- Khi đặt bút làm hồ sơ dự thi, thí sinh cần lưu ý về mục 2 và mục 3 trong hồ sơ đăng ký dự thi. Đây là hai mục mà nhiều thí sinh dễ nhầm lẫn nhất. Nếu học sinh có nguyện vọng 1 vào trường có tổ chức thi thì chỉ ghi đầy đủ ở mục 2 còn mục 3 bỏ trống. Nếu thí sinh có nguyện vọng 1 học tại các trường không tổ chức thi (hoặc hệ cao đẳng của các trường đại học) thì khai mục 2 gồm:  tên trường sẽ dự thi, ký hiệu trường, khối thi và không khai mã ngành; còn mục 3 khai đầy đủ nội dung của trường không tổ chức thi mà thí sinh có nguyện vọng 1.

- Ở mục gửi giấy báo dự thi, kinh nghiệm nhiều năm cho thấy, khi làm hồ sơ thi tuyển sinh, thí sinh không nên ghi địa chỉ liên hệ tại trường THPT. Bởi vì, đây là thời điểm mà các em đã rời ghế nhà trường nên việc đi lại, liên hệ khó khăn hơn. Vì thế, thí sinh nên ghi địa chỉ gia đình, số điện thoại vì khi hồ sơ có vấn đề gì thì trường đại học và cao đẳng dễ liên hệ hơn.

- Nên giữ cẩn thận phiếu số 2: Khi nộp hồ sơ thí sinh cần lưu ý cán bộ thu nhận hồ sơ phải ký và đóng dấu xác nhận vào phiếu số 2. Học sinh phải giữ phiếu số 2 trong suốt quá trình dự thi và cả sau này, coi đó là biên lai đã nộp hồ sơ. Nếu bị thất lạc, mất phiếu số 2, phải liên lạc với phòng Đào tạo của trường để phục hồi.

- Nếu phát hiện ra sai sót trên hồ sơ khi đã hết hạn nộp hồ sơ, thí sinh chỉ có một cơ hội duy nhất để chỉnh sửa, bổ sung giấy tờ còn thiếu đó là ngày làm thủ tục trước khi bước vào dự thi chính thức. Khi làm thủ tục chỉnh sửa, cần mang theo phiếu số 2 để cán bộ tuyển sinh của trường đóng dấu xác nhận vào phiếu số 2 thì những bổ sung, điều chỉnh mới có giá trị.

Tóm lại, để tránh sai sót trong khi điền vào hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh, các em phải đọc kĩ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến của giáo viên hoặc Ban tư vấn tuyển sinh của trường.

 

Ngô Mã Thiên

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.