Multimedia Đọc Báo in

Băn khoăn con đường liên thông

10:08, 03/04/2013

Em gái tôi thi Đại học thiếu 0,5 điểm, vì không muốn bỏ phí mất một năm ôn thi lại đã làm nguyện vọng đi học một trường Cao đẳng.

Em bảo: sau khi có bằng Cao đẳng rồi sẽ ôn thi để học liên thông Đại học. Ý kiến đó của em, gia đình tôi ai cũng ủng hộ, bởi trước đây trong làng nhiều anh chị vẫn đi theo con đường học liên thông để có bằng cử nhân và tìm được công việc đúng chuyên môn.

Vừa ra trường, chuẩn bị ôn thi thì ngày 25-12-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quyết định thắt chặt quy trình đào tạo liên thông trình độ Cao đẳng, Đại học (CĐ, ĐH). Theo đó, điều kiện “cần” và “đủ” để thí sinh tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng được liên thông lên trình độ CĐ, ĐH là phải có 3 năm kinh nghiệm thực tế và phải trải qua kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ tổ chức hằng năm. Quyết định này đã gây “sốc” cho học sinh, sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng– những người phải đi “đường vòng” để có được tấm bằng Đại học.

Nếu theo quyết định này mà tính thì để có được tấm bằng Đại học, em tôi phải mất tới 8 năm (3 năm CĐ + 3 năm đi làm + 2 năm ĐH) tính ra thật thiệt thòi cho các em. Tốt nghiệp CĐ không xin được việc, em tôi và nhiều bạn cùng trang lứa đành khăn gói vào tận thành phố Hồ Chí Minh xin vào làm công nhân ở khu công nghiệp. Bởi hiện nay với tấm bằng CĐ trong tay rất ít cơ quan tuyển dụng do yêu cầu công việc đòi hỏi phải có bằng Đại học. Trong khi một số bạn gia đình có điều kiện hơn thì lại chọn con đường khác là không chờ hết 3 năm đi làm để được học liên thông mà tìm đến các lò luyện thi để vớt vát lại kiến thức phổ thông chờ ngày dự thi đại học để chinh phục tấm bằng cử nhân. Không biết trong số những em đó liệu có vượt rào thành công không khi mà 3 năm học Cao đẳng chẳng mấy khi sử dụng kiến thức của cấp THPT.

Học liên thông là con đường đi vòng của những em chưa có cơ hội vào Đại học, có em điểm thi Đại học khá cao nhưng không trúng tuyển ngành đăng ký dự thi đành chuyển điểm đi học Cao đẳng và luôn nuôi mơ ước được học lên nữa khi hoàn thành chương trình CĐ. Song quy định mới về liên thông CĐ, ĐH năm 2013 đang làm rất nhiều em phân vân vì không biết đi đâu về đâu...

Tuấn Anh

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.