Multimedia Đọc Báo in

Bạn đọc viết

Cảnh giác với nạn trộm cây cảnh

10:51, 10/06/2011

Hiện nay, thú chơi cây cảnh ở TP. Buôn Ma Thuột đã trở thành niềm đam mê phổ biến của nhiều người, nhiều gia đình. Một cây cảnh đẹp có thể có giá trị lên tới vài chục triệu đồng, có khi đó lại là tài sản vô giá không thể tính được bằng tiền. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng trộm cây cảnh ở địa bàn TP Buôn Ma Thuột xảy ra phổ biến đã khiến nhiều người lo lắng.

Được biết, ban ngày các đối tượng thường dạo quanh các con đường trong thành phố để nắm tình hình, thăm dò những loại cây có giá trị, phát hiện quy luật, sơ hở của chủ nhà để dễ “hành động” vào ban đêm (đây là thời điểm chủ nhà đi vắng hoặc ngủ say). Bọn trộm cắp cây cảnh thường đi 2-3 tên, một tên ngồi xe máy chờ sẵn còn một tên leo vào “hành sự”.  Hoạt động của chúng khá liều lĩnh, táo tợn, kể cả khi nhà chủ đã dùng khóa xích để bảo vệ nhưng vẫn bị đập khóa lấy đi; thậm chí đối với những cây to, nặng, có giá trị kinh tế cao bọn chúng còn thuê ô tô chở.  Sau khi trộm về bọn chúng thường mang đến các vườn trồng, kinh doanh cây cảnh bán với giá rẻ (khoảng 30-40% giá trị của cây cảnh). Những loại cây cảnh bọn chúng chọn để trộm cắp thường là cây lâu năm, thế đẹp, có giá trị kinh tế cao như: lộc vừng, xanh, mai…

Thiết nghĩ, để hạn chế tình trạng trên, ngoài việc tăng cường tuần tra của lực lượng công an dân phòng vào ban đêm, nhân dân cần chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm trộm cắp cây cảnh; làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ. Đồng thời vận động các chủ vườn kinh doanh và người chơi cây cảnh cần có sự liên kết bảo vệ, không mua những cây cảnh không rõ nguồn gốc.

 

Bá Thăng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.