Multimedia Đọc Báo in

Bạn đọc viết

Người dân thôn 8, xã Ea Kpam (Cư M’gar) tự nguyện góp tiền, hiến đất làm đường giao thông nông thôn

09:18, 01/06/2011

Thực hiện chủ trương xã hội hóa đường giao thông nông thôn, trong những năm qua bà con nông dân thôn 8, xã Ea Kpam (huyện Cư M’gar) đã vận động nhau đóng góp tiền, hiến đất và ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn. Nhờ phong trào này, trong thời gian qua, nhiều tuyến đường trên địa bàn đã được nâng cấp, mở rộng.

Đoạn đường ở tổ liên gia 1, thôn 8, xã Ea Kpam sau khi được nâng cấp và mở rộng.
Đoạn đường ở tổ liên gia 1, thôn 8, xã Ea Kpam sau khi được nâng cấp và mở rộng.

Trước đây, nói đến đoạn đường ở tổ liên gia 1, thuộc thôn 8, xã Ea Kpam là mọi người đều “ngán ngẩm” bởi đó chỉ là một con đường đất nhỏ, rộng khoảng 5 m và không bằng phẳng, thường xuyên bị sình lầy vào mùa mưa khiến việc đi lại của người dân trong thôn rất khó khăn. Trước tình trạng trên, với tinh thần “lấy cái riêng để phục vụ lợi ích chung”, qua quá trình bàn bạc thống nhất, bà con trong thôn đã tự nguyện đóng góp tiền để nâng cấp đoạn đường. Theo đó, 34 hộ sống xung quanh đoạn đường đã đóng góp mỗi hộ 3 triệu đồng, đồng thời để mở rộng và uốn nắn con đường cho thẳng, đẹp, các hộ trên cũng tự nguyện hiến mỗi nhà 1m đất. Điều đáng biểu dương là trong số các hộ dân đóng góp có rất nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn nhiệt tình tham gia, với một suy nghĩ rất đơn giản là có con đường thuận tiện cho thôn, xóm cũng như cho gia đình mình đi lại.

Công trình này có tổng dự toán lên đến trên 100 triệu đồng. Để tiết kiệm kinh phí làm đường và rút ngắn thời gian thi công, nhân dân trong thôn đã cùng góp công, góp sức thi công. Nhờ vậy, đến nay đoạn đường nhỏ, hẹp, đi lại khó khăn ngày nào đã nhường chỗ cho con đường khang trang, rộng rãi với bề ngang khoảng 7 m.

 

Trung Dũng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.