Multimedia Đọc Báo in

Bạn đọc viết

Chăn nuôi gây mất an toàn giao thông

09:37, 04/07/2011

Tỉnh lộ 9 và 12 là tuyến giao thông quan trọng của huyện Krông Bông, thế nhưng hiện nay, các đoạn chạy qua địa phận các xã Yang Reh, Ea Trul, Khuê Ngọc Điền, Hòa Tân, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Cư Drăm, Yang Mao, tình trạng chăn thả trâu, bò trên đường gây cản trở, mất an toàn giao thông đã khiến nhiều người tham gia giao thông lo ngại.

 
Tận dụng các bãi cỏ hoang ven đường tỉnh lộ 9 và 12, hằng ngày các hộ dân thường lùa gia súc ra đó chăn thả. Do vậy, trên tuyến đường này thường xuyên có hàng đoàn gia súc thả rông đi lại ngênh ngang, khiến các loại phương tiện mỗi khi qua lại đều phải né tránh rất khó khăn. Người dân sống bên đường ở các địa phương này cho biết, đã xảy ra nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông gây thương tích, hư hỏng phương tiện do nguyên nhân xe đang chạy thì bị trâu bò nhảy ra chen ngang. Không những thế, gia súc  mỗi khi đi chăn về thường được thả rông tự do vào phá phách vườn tược của một số hộ dân và ngang nhiên thải phân, nước tiểu xuống lòng đường, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường. Sự nguy hiểm của hình thức chăn thả trâu, bò tự do ven đường giao thông không chỉ cho chính gia súc, tài sản của người nông dân, mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của những người đi đường. Mới đây, hồi cuối tháng 5 vừa qua, tại cầu gốc đa xã Hòa Phong, khi một phụ nữ buôn nhôm nhựa đang đi với tốc độ vừa phải thì bị một con bò ở vệ đường lao nhanh vào xe khiến chị văng khỏi xe, ngã nhào xuống đường và phải cấp cứu ở trạm xá của xã, cũng may vết thương chỉ nằm ở phần mềm. Các vụ tai nạn do trâu, bò chăn thả hai bên đường tỉnh lộ xảy ra khá nhiều và dẫu người đi đường đã lưu ý, thận trọng nhưng vẫn thường khó tự chủ khi gặp tình huống bất ngờ.

Đề nghị chính quyền địa phương có tỉnh lộ 9 và 12 chạy qua nhắc nhở người chăn nuôi có ý thức chấp hành Luật ATGT đường bộ đồng thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên.

Nguyễn Trung Thu

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.