Multimedia Đọc Báo in

Để người dân thôn 3, xã Hòa Lễ (Krông Bông) có cơ hội dùng điện giá rẻ

08:57, 25/09/2012

Nằm ngay trên trục tỉnh lộ 12, chỉ cách xa trung tâm huyện hơn 5 km, vậy mà suốt hàng chục năm qua người dân nơi đây vẫn phải chịu cảnh “phập phù ngọn đỏ, ngọn lu” vì chưa có đường điện hạ thế. Đó là tình cảnh của 110 hộ dân thôn 3 xã Hòa Lễ.

Để có điện sinh hoạt, người dân trong thôn đã thành lập 3 tổ dân cư hợp đồng mua bán điện với Chi nhánh Điện Krông Bông, đường dây được kéo từ trạm hạ thế thôn 2 của xã về, nơi xa nhất hơn 2 km. Do đường truyền tải quá xa, trong khi đó kích cỡ dây lại nhỏ, nên tổn thất điện năng là điều không tránh khỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao người dân phải chịu trả giá 4.500 đồng/1 kWh điện cao gấp hơn 3 lần mức giá trần. Một người dân bức xúc nói, vì nhu cầu có điện thắp sáng cho con em học hành, nên dù phải chi trả với giá quá cao, họ cũng phải chấp nhận; đã vậy vào giờ cao điểm thì khi tỏ, khi mờ, muốn xem tivi cũng chẳng được.

Anh Võ Trung Hậu - một nhân viên thuộc Chi nhánh điện Krông Bông là người hiện đang sinh sống trong thôn cho biết: “Cách đây khoảng 5 năm, Công ty truyền tải điện lực 3 cũng đã về khảo sát và lập đề án, trang bị cho thôn một trạm hạ thế. Tuy nhiên, đến nay đề án vẫn còn nằm trên giấy, với một lý do rất đơn giản không có đủ kinh phí”. Lý giải vì sao mà Chi nhánh Điện lại thu giá cao như thế, anh cho biết: “ Vì đây là nhu cầu của người dân tự nguyện kéo điện, thực tế số kWh điện sử dụng của từng hộ rất thấp, nhưng do hao phí điện năng quá lớn, vì thế tất cả đều được cộng chung cho các hộ gánh chịu”.

Thiết nghĩ, với một bình hạ thế hiện nay trị giá khoảng 600 triệu đồng trong khi Điện lực ( EVN) là đơn vị kinh doanh, muốn thu được lãi thì phải có đầu tư, vậy mà suốt hàng chục năm qua thờ ơ trách nhiệm, bắt người dân oằn lưng gánh chịu những tổn thất mà lẽ ra ngành điện phải chịu.

Đã đến lúc ngành điện Dak Lak cần sớm có giải pháp huy động nguồn lực đầu tư cho thôn 3 Hòa Lễ một trạm hạ thế , để người dân có cơ hội dùng điện theo giá quy định của Nhà nước.

Mai Viết Tăng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.