Multimedia Đọc Báo in

Xã Krông Buk (Krông Pak): Không có bãi rác, người dân đổ rác bừa bãi

08:48, 19/06/2013

Trên tuyến đường Quốc lộ 26 TP. Buôn Ma Thuột đi Nha Trang, đoạn đi qua xã Krông Buk (huyện Krông Pak) mặc dù đã có nhiều biển báo cấm đổ rác, thế nhưng rác thải, túi ni lông tràn ngập khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan khu vực.

Anh Y’Roong Niê dọn rác dưới ruộng lúa vừa mới gieo cấy.
Anh Y’Roong Niê dọn rác dưới ruộng lúa vừa mới gieo cấy.

Anh Y Rông Niê (buôn Ea Kly, xã Ea Kly, huyện Krông Pak) người trực tiếp bị ảnh hưởng của bãi rác ven đường tại km48 Quốc lộ 26 thuộc thôn 7, xã Krông Buk bức xúc: “Người dân vứt rác tràn cả xuống ruộng nhà tôi. Cứ sau mỗi trận mưa là tôi lại phải ra đồng nhặt rác. Có lần tôi bị giẫm mảnh chai dưới ruộng phải đi bệnh viện. Giờ cứ thấy rác là tôi bị ám ảnh luôn!”.

Tại cây cầu km43 thuộc thôn 4, xã Krông Buk có rất nhiều bao tải rác bị vứt tràn lan 2 bên thành cầu và dưới cầu; hay tại km46 thuộc thôn 9, xã Krông Buk, bã mít được chất đống đang tự phân hủy, bốc mùi hôi thối gây khó chịu cho người dân xung quanh khu vực. Chị Phan Thị Hiền người dân ở đây phản ánh: “Không biết từ bao giờ mà nơi này trở thành điểm tập kết vỏ mít của thương lái. Những ai đi qua khu vực này đều khó chịu vì mùi hôi của vỏ mít phân hủy bốc ra…”.

Ông Trần Thỏa Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Krông Buk cho biết: “Trên địa bàn xã Krông Buk hiện chưa có bãi đổ rác nên buộc mọi người dân trong xã phải tự đào hố chôn hoặc đổ rác ra đường... Tại cây cầu km43 vào mùa khô nước ít rác đọng lại, nhưng mùa mưa nước dâng cuốn đi số rác này và xã Ea Yiêng (huyện Krông Pak) nơi hạ lưu phải chịu hết! Xã đã kiến nghị lên UBND huyện xin xây dựng bãi rác hợp chuẩn tại thôn 6, xã Krông Buk nhưng hiện vẫn chưa được giải quyết…”.

Đăng Quang


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.