Multimedia Đọc Báo in

Khẩn trương giải quyết tình trạng lò sấy cà phê gây ô nhiễm môi trường

10:07, 01/11/2013
Một số người dân ở thôn 3, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột đã gửi đơn đến Tòa soạn Báo Dak Lak phản ánh về việc gia đình ông Đỗ Hữu Tâm (cùng thôn) có một lò sấy cà phê hoạt động đã nhiều năm nay nhưng không có hệ thống xử lý khói, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo tìm hiểu được biết, lò sấy cà phê của gia đình ông Đỗ Hữu Tâm, thôn 3, xã Hòa Thuận được làm từ năm 2011 với công suất tối đa sấy được 5 tạ nhân/lượt. Do lò sấy nằm gần đường nội thôn, hệ thống sấy khá thô sơ và thủ công với nhiên liệu sấy bằng vỏ trấu cà phê nên thường gây ra tình trạng khói, bụi khiến những hộ dân xung quanh bức xúc, gây ảnh hưởng xấu tới tình làng nghĩa xóm. Lý giải về việc làm trên, bà Đỗ Thị Hoa, chị ông Tâm (làm chung lò sấy) khẳng định: “Lò sấy nhà tôi làm với quy mô nhỏ, sấy cho toàn bộ cà phê 5 ha của anh em trong gia đình trong khoảng thời gian 30-45 ngày/mùa vụ. Mặc dù việc sấy cà phê có khói thật nhưng khói bay lên trời nên không làm ảnh hưởng đến ai, chẳng gây hại cho ai”.

Khói từ lò sấy cà phê của gia đình ông Tâm.
Khói từ lò sấy cà phê của gia đình ông Tâm.

Tuy nhiêu theo bà Đặng Nguyễn Thị Hồng, hàng xóm của gia đình ông Tâm lại cho biết, nhiều năm nay, cứ đến mùa cà phê là bà con nơi đây lại bị hành hạ bởi mùi hôi nồng nặc, khét lẹt do việc sấy cà phê của gia đình ông Tâm gây ra. Liên tục ngày đêm không khi nào ngừng nghỉ, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của người dân trong vùng, nhất là người già và trẻ nhỏ thường hay bị đau mắt, ho, viêm đường hô hấp… Đã nhiều lần người dân gửi đơn phản ánh lên các cấp có thẩm quyền nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết và cuộc sống của người dân vẫn liên tục bị hành hạ. Trước sự việc trên, bà con nơi đây mong rằng chính quyền địa phương, cơ quan chức năng TP. Buôn Ma Thuột cần sớm có biện pháp kiểm tra, xứ lý dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm trên, di dời lò sấy đến khu vực ít gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư để người dân được có cuộc sống trong lành.

Ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Hòa Thuận cho biết: Trước đây, UBND xã Hòa Thuận đã chỉ đạo cán bộ Môi trường, Công an xã đến kiểm tra, nhắc nhở việc gây ô nhiễm nói trên và phía gia đình ông Đỗ Hữu Tâm cũng có cam kết khắc phục. Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn còn tiếp tục phản ánh về tình trạng ô nhiễm thì địa phương sẽ cho kiểm tra lại, nếu vẫn còn tình trạng như trên mà gia đình ông Tâm vẫn chưa có phương hướng khắc phục, địa phương sẽ có biện pháp mạnh giải quyết triệt để.

Tổ Bạn đọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.