Tác chiến điện tử - biện pháp tác chiến chiến lược góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”
A/ Tác chiến điện tử trong chiến dịch Phòng không đánh B52 cuối năm 1972
Trong chiến tranh hiện đại, tác chiến Không quân và tác chiến Phòng không thực chất là tác chiến điện tử, có ý nghĩa quyết định đến thành bài của cuộc chiến tranh.
Để tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, nhất là chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B52 vào Hà Nôi, Hải Phòng và một số cùng phụ cận trong tháng 12 năm 1972, Không quân chiến thuật và không quyền chiến lược Mỹ đã cải tiến, đưa vào sử dụng nhiều loại máy bay và trang bị mới, nhất là các trang bị tác chiến điện tử.
Về máy bay, địch sử dụng lại máy bay mới F.4.D thay F.4.C và F105 làm cả 2 nhiệm vụ cường kích và tiêm kích, sử dụng F105 G thay F105F chuyên làm nhiệm vụ phóng tên lửa tự dẫn Không- đất để đánh phá các loại đài rađa có bước sóng Xăng- ti- met; sử dụng máy bay F.111-A “Cách cụp, cánh xòe” chuyên bay thấp đánh đêm theo chương trinh tự động được lắp sẵn; Không quân hải quân (hạm đội 7) sử dụng phổ biến loại F41 thay loại F8, dùng A6, A7, thay A4…
Về vũ khí, trang bị công nghệ cao, ngoài việc sự dụng hệ thống điều khiển ném bom bằng tia la-de ZOT như trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (một chiếc chiếu tia la de, một chiến bổ nhào ném bom) địch còn sử dụng hệ thống KNAI do một chiếc máy bay kiêm cả hai nhiệm vụ trên. Chúng tăng cường sử dụng loại tên lửa Shiken (Sơrai) cũ AGM- 45 kết hợp với loại mới S tăng đa AGM- 78 hiện đại hơn, có tầm băn xa, sức công phá lớn hơn và có bộ phận tính nhỡ chống đánh phá các đài rađa dẫn đường, rađa điều khiển tên lửa, rađa ngắm bắn của pháo cao xạ. Chúng còn tăng cường sử dụng nhiều loại máy bay gây nhiễu điện tử mới có công suất lớn hơn trước như loại ALQ 87 đến ALQ 101 của Không quân và ALQ51 đến ALQ.100 của Hải quân để chống tên lửa phòng không, máy gây nhiễu ALR18 để gây nhiễu rađa trên Mích 21, các loại máy bay ALQ 76 và QLT-13 để gây nhiễu rađa pháo COH- 9A. Một số loại máy bay còn làm nhiễu phóng “bom” nhiễu M121 chữa nhiễn sợi kim loại, gây nhiễu nhiều loại rađa co tầm số khác nhau để che dấu đội hình may bay vào địch phá mục tiêu. Đặc biệt trên một chiếc B52 được trang bị 15 máy gây nhiễu điện tử, 2 máy bay giấy bạc và tên lửa dử mồi Quai…
Khi tính toán kế hoạch chiến dịch “Lai-nơ Bách cơ II” để tiến hành tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng, các nhà quân sự Mỹ đã tập trung toàn bộ lực lượng Không quân chiến thuật, Không quân chiến lược và Không quân chiến thuật Hải quân ở Đông Nam Á với phương án tác chiến tối ưu hòng loại bỏ các lực lượng phòng không, không quân của ta, thực hiện được ý định chiến dịch- chiến lược là biến Hà Nội, Hải Phòng trở lại thời kỳ đồ đá, gây hoang mang, lo sợ cho nhân dân, buộc ta phá hủy ký kết hiệp ước Pa-ri theo điều kiện ngang ngược của chúng.
Để “bịt mắt” bộ đội rađa phòng không của ta, địch đòi phát huy cao độ các nguồn gây nhiễu điện tử trên hạm tàu, các máy bay chuyên gây nhiễu ngoài đội hịnh EB.66 (của Không quân), EA.6B, EC 121 (của Hải quân) nhiễu của các loại máy bay chiến thuật và nhất là máy bay ném bom chiến lược B52 với các loại máy nhiễu đã được cải tiến số lượng tăng vọt, giải tần nhiễu rộng và công suất lớn hơn trước. Thời kỳ này hầu hết các đài rađa nhất là cá đài rađa cảnh giới, rađa dẫn đường, rađa điều khiển tên lửa, rađa ngắn bắn của pháo cao xạ và rađa trên máy bay Mích.21 đều bị nhiễu rất nặng, rất khó phát hiện được mục tiêu. Ngoài ra, địch còn tăng cường sử dụng các loại tên lửa để địch phá các đài ra đa của ta.
Đối với bộ đội pháo ca xạ, địch sử dụng B52 bay lao từ 11- 11,5 km, gân như loại trừ toàn bộ các lực lượng phòng không ba thứ quân của ta.
Để loại trừ bộ đội tên lửa phòng không, đồng thời với việc gây nhiễu điện tử, nhiễu giấy bạc, sử dụng tên lưả dử mồi Quai, sử dụng tên lửa tự dẫn để gây khó khăn cho kíp chiến đấu và đánh phá đài điều khiển, địch còn tăng cương lực lượng máy bay cường kích đánh phá trân địa tên lửa, kể cả trước trong và sau trận đánh.
Đối với bộ đội không quân ta, đồng thời với việc đánh phá liên tục, ác liệt có tính chất hủy diệt các sân bay; địch còn tăng cường gây nhiễu, đánh phá các đài ra đa dẫn dường, nhiều ra đa trên máy bay Mích -21, hệ thống thông tin đối không và tăng lực lượng máy bay tiêm kích khu vực, máy bay tiêm kích trực tiếp bảo vệ B52 để đánh chặn máy bay tiêm kích của ta. Đặc biệt, địch sử dụng máy bay B52 đánh đêm, trong khi lực lượng đại đội đánh đếm, nhất là phi công bong 3 Khí tượng, 4 khí tượng rất mỏng, việc quan sát phát hiện B52 bằng mắt của phi công rất hạn chế. Những biện phát trên đã gây rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện và đánh B52 của bộ đội Không quân.
Trong các biện pháp tác chiến trên, địch đặc biệt chú trọng các biện pháp thủ đoạn tác chiến điện tử, coi đó là biện pháp tác chiến chiến lược để thực hiện được mục tiêu chiến dịch- chiến lược và hạn chế tổn thất của chúng.
Với những biện pháp chiến dịch- chiến thuật trên, địch đã gây rất nhiều khó khăn cho các lực lượng phòng không, Không quân của ta, từ việc nắm địch, hạ quyết tâm chiến đấu, phát hiện và xạ kích B52 của bộ đội.
Trong thực tế, khi Không quan tiến hành chiến dịch “Lai- nơ Bách -cơ 1”, chúng ta đã bị bất ngờ trước đợt đánh phá của B52 ra miền Bắc.
3 giờ sáng ngày 10 tháng 4 năm 1972, địch sử dụng 50 lần chiến máy bay trong đó có 12 chiến B52 vào đánh phá khu vực Vinh- Bến Thủy. Bộ đội rađa không xác định được 4 tốp B52. Sau khi cử đoàn cán bộ Phòng Quân báo vào Vinh xác định vệt bom, hai ngày sau Bộ Tư lệnh mới khẳng định B52 đánh Vinh.
Sáng sớm ngày 13 tháng 4 năm 1972, bộ đội rađa phát hiện được 14 tốp, 36 chiếc máy bay vào đánh Thanh Hóa, trong đó có 1 tốt B52 ở hướng đông những không xác định được tốp B52 vào đánh Thọ Xuân. Mặc dù chuyển cấp chiến đấu sớm nhưng do bị địch gây nhiễu nặng nên cả hai tiểu đoàn 61, 63 Trung đoàn tên lửa 236 không đánh được B52.
3 giờ ngày 16 tháng 4 năm 1972 hàng chục tốp máy bay trong đó có 3 tốp B52 vào đánh Hải Phòng. Các đơn vị Phòng không bị nhiễu nặng, bị lúng túng trong xử trí và cách đánh, đánh không đúng đối tượng chủ yếu là B52. Hai trung đòan tên lửa 238, 285 bắn 35 quả đạn nhưng không kết quả. Hơn 1000 người dân ở Hải Phòng bị thương vong vì bom B52.
Có thể cho rằng, từ 3 trận đánh trên đã làm thay đổi cơ bản kết quả chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B52 của địch và kết quả chiến dịch phòng không của ta vào tháng 12 năm 1972.
Từ ba trận đánh thành công này, địch hoàn toàn chủ quan, xem thường lực lượng phòng không đối phương. Chúng huyênh hoang động viên bọn giặc lái B52 vào đánh Hà Nội: Hệ thống nhiễu Điện Biên Phủ tử đã vô hiệu hóa lực lượng phòng không Bắc Việt Nam. Vào đánh Hà Nội sẽ như một cuộc đi dạo mát, các anh yên tâm trở về an toàn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân thất bại chủ yếu của Mỹ trong chiến dịch tập kích chiến lược bằng B52 cuối tháng 12 năm 1972.
Về phía ta, sau ba thất bại trên, cả Quân chủng Phòng không – Không quân như bừng tỉnh và thực sự trở thành “ Viện nghiên cứu đánh B52”.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân chủng tập trung tổ chức tăng cường nghiên cứu về địch; xây dựng phương án tác chiến đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng, tổ chức hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng phòng không ba thứ quân và phòng không nhân dân trên miền Bắc; dốc sức chuẩn bị bảo đảm chiến đấu, bảo đảm kỹ thuật, hậu cần cho chiến dịch phòng không sắp tới.
Để chống lại cuộc chiến tranh điện tử của địch, Bộ Tư lệnh Quân chủng đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các vấn đề lớn.
I- Chống nhiễu tầm chiến dịch phòng không
Trên cơ sở khẳng định B52 vào đánh Hà Nội từ hai hướng Tây Nam và Đông Nam, được sự đồng ý của Bộ, Bộ Tư lệnh Quân chủng đến Trung đoàn ra đa 291, là trung đoàn rađa có đội ngũ cán bộ, đài trưởng, trắc thủ… dày dạn kinh nghiệm từ Hải Phòng vào Nghệ An. Nhiệm vụ của Trung đoàn: Đồng thời với cảnh giới, bảo đảm tác chiến phòng không trong khu vực, còn phải phát hiện B52 trên hai hướng Tây Nam và Đông Nam Hà Nội (từ bên sườn cánh sóng nhiễu B52, là nơi nhiễu nhẹ nhất) để báo động B52 từ xa cho Hà Nội, Hải Phòng. Đây là lần đầu tiên Quân chủng thực hành cơ động binh đội rađa làm nhiệm vụ chống nhiễu tầm cỡ chiến dịch để bảo đảm rađa cho chiến dịch phòng không đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Đó cũng là yếu tố rất quan trọng để Trung đoàn rađa 291 với đơn vị chốt là Đại đội 45 kịp thời chống nhiễu phát hiện được tín hiệu B52 báo động sớm cho chiến dịch phòng không, ngay từ đêm đầu đến suốt trong tiến trình chiến dịch từ 35 đến 50, 60 phút.
Bộ Tư lệnh Binh chủng rađa còn được bổ sung lực lượng, phương tiện và điều chỉnh đội hình mạng rađa trên miền Bắc tạo thành trường rađa khép kín, có độ tin cậy cao, vừa có khả năng chống nhiễu tốt, vừa đảm bảo phát hiện liên tục mục tiêu trên các tầng không. Đó là đội hình chiến đấu được bố trí kết hợp chặt chẽ giữa tuyến và cụm, tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, khu vực chủ yếu; có cụm chốt, đơn vị chốt mạnh; xen kẽ giữa máy cũ và máy mới, giữa khí tài thô sơ với khí tài hiện đại, giữa các đài rađa có giải tần khác nhau, giữa đài rađa với vọng quan sát mắt. Như vậy, đội hình rađa trên miền Bắc được bố trí tối ưu, khoa học, đúng tư tưởng chỉ đạo của Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, người phụ trách chỉ đạo chiến thuật của Bộ Quốc Phòng, là: Trong tác chiến phòng không hiện đại, kể cả trong điều kiện chiến tranh điện tử và vũ khí công nghệ cao phát triển, đội hình rađa phải được bố trí để vừa có lực lượng phát hiện địch từ phía chính Diện , vừa có lực lượng phát hiện từ phía cạnh sượn và từ phía sau.
Thực hiện phương án tác chiến của Quân chủng, Bộ Tư lệnh Binh chủng Không quân đã hiệp đồng với Bộ Tư lệnh Binh chủng rađa cơ động Đại đội rađa dẫn đường 26 và tổ sĩ quan dẫn đường, khí tài thông tin đối không Từ Hà Nội vào Cẩm Thủy (Thanh Hóa); tăng cường tổ sĩ quan dẫn đường lên đại đội dẫn đường 22 ở Mộc Châu. Các đại đội rađa dẫn đường này cùng với các đại đội rađa dẫn đường ở khu vực Hà Nội (50, 52, 43…) tạo thành mạng rađa dẫn đường ở vòng ngoài, kết hợp với mạng rađa ở vòng trong, làm tăng khả năng chống nhiễu để bảo đảm dẫn đường cho không quân đánh B52. Với mạng rađa dẫn đường có tính chất chiến dịch này, bộ đội rađa đã chống nhiễu tốt, bảo đảm cho bộ đội không quân Mích 21 bắn rơi 2 chiếc B52 vào các ngày 27, 28 tháng 12 năm 1972.
Được sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, ngay sau khi nhờ bạn cải tiến khí tài tên lửa, Bộ Tư lệnh Binh chủng tên lửa đã nghiên cứu kỹ để bố trí lực lượng tên lửa bảo vệ Hà Nội trong khi chỉ còn 2 trung đoàn tên lửa 257, 261.
Nhớ lại năm 1967, khi địch trả chiến dịch tập kích đường không của địch vào Hà Nội, lực lượng tiêu biểu của 7 trung đoàn, mội trung đoàn có 4 tiểu đoàn hoả lực, được bố trí kết hợp chặt chẽ giữa vòng ngoài, vòng giữa và vòng trong, tạo thành đội hình hoả lực rất mạnh, có thể đánh máy bay địch trên các hướng, nhất là hướng chủ yếu, đường bay chủ yếu và có thể chi viện tốt cho nhau. Những năm 1972 chỉ có 2 trung đoàn tên lửa. Sau khi nghiên cứu kỹ, Bộ tư lệnh Binh chủng Tên lửa quyết định bố trí một trung đoàn ở Bắc sông Hồng, một trung đoàn ở Nam sông Hồng, tạo thành vùng hoả lực “ôm sát” mục tiêu, vừa có thể đánh địch trên nhiều hướng, vừa có thể chi viện tốt cho nhau. Nhưng điều quan trọng nhất là đội hình hoả lực này nằm trong khu mù của nhiễu B52, các kíp chiến đấu có thể phát hiện và đánh được B52 bằng tín hiệu mục tiêu ở ngoài cánh sóng nhiễu. Cùng với sự trưởng thành nhanh chóng về trình độ đánh B52 của các trung đoàn 257, 261, điều này đã mang lại chiến tích vô cùng to lớn: Trong 34 chiếc B52 bị bắn rơi, bộ đội tên lửa đã bắn rơi 29 chiếc, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ; hầu hết các chiếc máy bay B52 rơi tại chỗ đều đã ném bom (chỉ có 1 chiếc B52 rơi ở làng hoa Ngọc Hà là còn bom do Trung đoàn tên lửa 285 ở Hải Phòng lên tăng cường, bắn rơi).
Để sẵn sàng thay thế hệ thống thông tin vô tuyến khi bị địch gây nhiễu nặng, Bộ Tư lệnh Quân chủng tổ chức hiệp đồng sử dụng mạng FM của Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam; tổ chức hiệp đồng với Tổng cục Bưu điện sử dụng mạng thông tin “Vu hồi” bao gồm 12 đường, 24 đôi dây hữu tuyến để trực tiếp liên lạc với các đơn vị, sở chỉ huy phòng không các quân khu, tỉnh đội khi cần thiết.
Tóm lại, những bịên pháp chống nhiễu mang tầm cỡ chiến dịch phòng không trên thể hiện quyết tâm cao độ “bắn rơi tại chỗ B52” của Quân chủng Phòng không – Không quân, đồng thời thể hiện rõ trí thông minh, tài sáng tạo, chiến đấu vô cùng mưu trí, dũng cảm của bộ đội phòng không, trực tiếp là các phiên ban, kíp chiến đấu mang quân hàm thượng sĩ, trung sĩ đã liên tục 7 năm chiến đấu.
II – Biện pháp chống nhiễu tầm chiến thuật
Biện pháp chống nhiễu tầm chiến thuật, chủ yếu là đài trưởng, sĩ quan điều khiển và trắc thủ các loại đài ra đa cảnh giới, dẫn đường, điều khiển tên lửa, ngắm bắn của pháo cao xạ và các loại khí tài thông tin vô tuyến. Nội dung chủ yếu của biện pháp chống nhiễu tầm chiến thuật là tổng hợp các động tác chống nhiễu về kỹ thuật kết hợp với động tác chống nhiễu về chiến thuật và kinh nghiệm cụ thể của từng phiên ban, kíp chiến đấu và của từng đài trưởng, sĩ quan điều khiển, trắc thủ, các chiến sĩ thông tin vô tuyến. Thực tế chống nhiễu tầm chiến thuật để phát hiện và xạ kích B52 được kế thừa kinh nghiệm chống nhiễu phát hiện mục tiêu địch trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất mà đỉnh cao là trong chiến dịch phòng không bảo vệ Hà Nội năm 1967, trong chiến dịch phòng không bảo vệ giao thông vận chuyển chiến lược ở Quân khu 4 cuối năm 1968. Qui trình xử trí chống nhiễu phát hiện B52 và các kinh nghiệm về nội dung này trong đầu cuộc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai đến chiến dịch phòng không đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972.
1 – Binh chủng rađa phòng không
Phát huy kết quả “Quê hương chống nhiễu phát hiện mục tiêu” của Trung đoàn rađa 290 và kinh nghiệm chống nhiễu trong cuộc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, ngay từ cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Bộ tư lệnh Binh chủng rada đã tập cung chỉ đạo , tổ chức xây dựng, từng bước bổ sung nâng cao chất lượng phương án chống nhiễu phát hiện B52 và phương án chống nhiễu của binh chủng, các trung đoàn đến quy trình xử thao tác chống nhiễu phát hiện B52, chống tên lửa sơ- rai của từng loại đài Rađa và địa đội 3 trinh sát nhiễu của trung đoàn Rađa 290. Những phương án, quy trình đó liên tục được bổ sung, ngày càng hoàn chỉnh và được các đơn vị, các phiên ban luyện tập thuần thục, Kết hợp với kinh nghiệm chống nhiễu của từng đơn vị, từng người, kể cả những kinh nghiệm chống nhiễu của “giác quan thứ sáu”.
Bộ tư lệnh Binh chủng còn lần lượt tổ chức các Hội nghị rút kinh nghiệm chống nhiễu phát hiện B52 ở Đại đội 18, Đại đội 37 và Hội nghị rút linh nghiệm chống tên lửa sơ - rai bảo đảm dẫn đường cho bộ đội Không quân ở Đại đội 26. Những hội nghị này đã phát hiện dân chủ về quân sự, vừa nêu cao quyết tâm, vừa thống nhất tư tưởng chỉ đạo và những nguyên tắc, biện pháp cơ bản về chống nhiễu phát hiện B52 và chống tên lửa sơ- rai trong toàn binh chủng.
Phát huy kết quả trận vừa chống được tên lủa sơ - rai của địch, vừa bảo đảm dẫn đường cho Không quân bắn rơi 4 máy bay địch trên vùng trời Nghĩa Lộ – Sơn La của Đại đội 26, Bộ tư lệnh Binh chủng đã tổ chức đoàn cán bộ do kỹ sư, trợ lý huấn luyện Nguyễn Danh làm trưởng đoàn, lần lượt đến các đại đội rađa dẫn đường tiến hành cải tiến khí tài và phổ biến quy trình chống tên lửa sơ - rai vừa hoàn chỉnh.
Bộ tư lệnh Binh chủng còn chỉ đạo, tổ chức chuyển đổi một số đài trưởng, trắc thủ rađa ở ngoài vĩ tuyến 20 vào các đơn vị Quân khu 4 và ngược lại để nhân giống và làm nòng cốt trong việc phát hiện B52 khi chúng đánh phá Hà Nội, Hải Phòng.
Các phong trào thi đua “vạch nhiễu phát hiện B52”, “luyện quân, lập công”, “phiên ban đoàn viên” với quyết tâm chống nhiễu phát hiện B52, phục vụ vô điều kiện cho các binh chủng hoả lực phòng không đánh thắng trong toàn binh chủng trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp chưa từng có.
2- Các binh chủng hoả lực phòng không
Trong phương án tác chiến đánh B52 bảo vệ Hà Nội , Hải Phòng, quyết tâm sử dụng lực lượng của Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân là bộ đội tên lửa và bộ đội không quân là lực lượng chủ yếu đánh B52; bộ đội pháo cao xạ 100mm tham gia đánh B52; các lực lượng pháo cao xạ làm nhiệm vụ đánh các loại máy bay chiến thuật để bảo vệ mục tiêu và bảo vệ các trận địa tên lửa.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, các binh chủng hoả lực phòng không đã tập trung lãnh đạo, tổ chức cho bộ đội nghiên cứu nắm chắc quy luật, thủ đoạn hoạt động của địch khi có B52 đánh phá; nắm chắc đặc điểm nhiễu B52; bổ sung phương án tác chiến và cách đánh B52, nhất là biện pháp chống nhiễu, xạ kích B52.
Bộ đội pháo trung cao 100mm tập trung nghiên cứu chống nhiễu phát hiện B52 cho kíp ban rađa C0H-9A, tăng cường luyện tập hiệp đồng đánh B52 theo phần tử máy chỉ huy B49, kính chỉ huy TZK…
Trên cơ sở kết quả bắn bị thương B52 trong trận 20 tháng 11 năm 1971, và thực tế cất cánh đánh B52 trong một số đêm đầu chiến dịch, Bộ Tư lệnh Binh chủng Không quân khẳng định cách đánh B52 của bộ đội Mích.21: Kết hợp chặt chẽ mạng rada dẫn đường vòng trong mạng rađa dẫn đường ở vòng ngoài để tăng khả năng chống nhiễu địch, nâng cao chất lượng dẫn đường cho máy bay tiêu kích ta đánh B52; sử dụng các sân bay dã chiến ở Cẩm Thuỷ, Yên Bái cho máy bay ta cất cánh đánh B52; phi công Mích.21 đồng thời phóng 2 quả tên lửa K.13 đã tăng khả năng bắn rơi B52. Thực hiện cách đánh trên, sở chỉ huy Binh chủng và các sở chỉ huy dẫn đường ở các đại đội 22, 26... thường xuyên hiệp đồng trước, trong và sau trận đánh với bộ đội rađa để nắm chắc hơn đặc điểm nhiễu B52, phổ biến phương án đánh B52 của không quân và đặt ra những yêu cầu bảo đảm rađa dẫn đường. Đại đội Mích.21 đánh đêm gồm các chiến sĩ lái máy bay có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi và bay tốt trong điều kiện khí tượng 3, khí tượng 4 được bổ sung, kiện toàn. Nhiều hội nghị dân chủ về quân sự của các chiến sĩ lái máy bay được tiến hành nhằm công bố quyết tâm chiến đấu và thực hiện phương án chống nhiễu đánh B52. Trong hội nghị có chiến sĩ lái Mích.21 biểu thị quyết tâm chiến đấu rất cao: sẵn sàng dùng chiếc Mích.21 làm quả tên lửa thứ 3 để tiêu diệt B52. Bộ Tư lệnh Binh chủng còn có phương án hiệp đồng với Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam để sử dụng tần số của đài thay thế cho mạng thông tin đối không khi bị nhiễu nặng để chỉ huy bộ đội đánh B52.
Tiếp theo các hội nghị quân sự dân chủ để bàn cách đánh B52 ở các đơn vị trong toàn Binh chủng Tên lửa, cuối tháng 10 năm 1972, Bộ Tư lệnh Quân chủng tổ chức hội nghị chuyên đề bàn cách đánh của bộ đội tên lửa tại hội trường Sư đoàn Phòng không 361 ở Hoà Mục, Hà Nội. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các sư đoàn phòng không, trung đoàn, tiểu đoàn tên lửa và một số kíp chiến đấu giỏi. Dự hội nghị còn có đại biểu các tổng cục, Viện Khoa học quân sự, Viện kỹ thuật quân sự của Bộ Quốc phòng, Đại tá Lê Văn Tri, Tư lệnh Quân chủng trực tiếp chủ trì hội nghị. Tại đây, một số cán bộ chỉ huy, sĩ quan điều khiển và trắc thủ tên lửa đã sôi nổi báo cáo và trao đổi kinh nghiệm cách đánh B52 như phương pháp tổ chức chỉ huy, chọn giữ nhiều, chọn thời cơ phát súng, cự ly phóng đạn, phương pháp bắn, phương pháp bám sát mục tiêu, cách chống tên lửa sơ -rai... Cuối cùng, hội nghị đã thống nhất được tư tưởng chỉ đạo, cách đánh, những động tác xử trí chỉ huy và động tác thao tác cơ bản của kíp chiến đấu trong tiến trình đánh B52.
Sau Hội nghị Phòng khoa học quân sự và Phòng Tác huấn Bộ Tham mưu Quân chủng đã hoàn thành tài liệu “cách đánh B52”. Tiếp đó, Bộ Tham mưu đã cử các đoàn cán bộ lần lượt đến các trung đoàn, tiểu đoàn tên lửa phổ biến tài liệu trên và huấn luyện bộ đội.
Để khảo nghiệm cách đánh B52, trung tuần tháng 11 năm 1972, Bộ Tư lệnh Quân chủng tổ chức đoàn cán bộ do Tham mưu phó Quân chủng làm trưởng đoàn vào giúp Trung đoàn tên lửa 263 ở Rạng (Nghệ An) đánh B52. Được sự bảo đảm tình báo B52 trực tiếp của Đại đội 45 Trung đoàn rađa 291, đến 22 tháng 11 năm 1972, hai tiểu đoàn 43, 44 Trung đoàn tên lửa 263 đã bắn rơi 2 chiếc B52, trong đó có 1 chiếc rơi ở biên giới Lào – Thái Lan. Mấy ngày sau, hãng thông tấn Mỹ UPI buộc phải công nhận “Một chiếc B52 đã bị tên lửa bắn trúng và rơi xuống biên giới Lào – Thái Lan”. Không quân Mỹ tổ chức hội đồng kỹ thuật đến nghiên cứu tại chỗ chiếc B52 và kết luận “Chiếc B52 này rơi cách vị trí bắn khoảng 200km. Tên lửa nổ cách B52 khoảng 45 m làm cho hai động cơ bị gãy gục”. Đây là chiếc B52 bị bắn rơi tại chỗ đầu tiên của bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.
Những kinh nghiệm trong trận đánh thắng này được Quân chủng phổ biến ngay cho các đơn vị tên lửa, bổ sung vào “cách đánh B52” và huấn luyện đột kích cho các tiểu đoàn tên lửa.
Đồng thời với thành công trong biện pháp chống nhiễu tầm chiến thuật, bộ đội tên lửa còn thường xuyên thu tình báo B52, nhất là tình báo độ cao trên mạng quốc gia B1 để phục vụ cho cách đánh 3 điểm (TT), tận dụng đài rađa K8-60, kích ngắn quang học chỗ chuẩn IIA-00 để đánh B52.
Những biện pháp chỗng nhiễu tầm chiến thuật trên của bộ đội tên lửa đã thực sự nâng cao trình độ đánh B52 cho hai trung đoàn tên lửa 257, 261 ở Hà Nội là hai trung đoàn chưa từng đánh B52 và trở thành lực lượng nòng cốt đánh thắng chiến dịch tập kích đường không chiến lược của địch vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972.
B- Kết quả chiến đấu của Quân chủng Phòng không – Không quân trong chiến dịch phòng không cuối năm 1972.
Mặc dù địch đã phát huy cao độ sức mạnh quân sự, nhất là trong lĩnh vực tác chiến điện tử và vũ khí công nghệ cao nhưng chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972 đã bị thất bại rất nặng nề. Trong chiến dịch này, ta đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ trong đó có 34 chiến B52 với 16 chiếc B52 rơi tại chỗ. Từ âm mưu biến Hà Nội, Hải Phòng trở lại thời kỳ đồ đá, gây hoang mang khủng khiếp cho nhân dân, buộc ta phải ký kết Hiệp định Pari theo những điều kiện ngang ngược của chúng, đế quốc Mỹ đã buộc phải ký hiệp định theo điều kiện của ta, ngừng ném bom hoàn toàn, vô điều kiện nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, rút hết quân Mỹ và chư hầu về nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta giải phóng miền Nam vào mùa Xuân năm 1975 lịch sử.
Công đầu trong chiến thắng vĩ đại của chiến dịch thuộc về bộ đội rađa phòng không. Mặc dù địch đã tập trung toàn bộ các thiết bị gây nhiễu rất hiện đại hòng “bịt mắt” toàn bộ hệ thống ra đa phòng không của ta, nhưng bộ đội rađa đã không để Tổ quốc bị bất ngờ trước địch tập kích đường không chiến lược của địch và bảo đảm vô điều kiện cho các lực lượng phòng không chiến dịch giành thắng lợi vô cùng to lớn.
Trong chiến dịch này, Bộ Tư lệnh Binh chủng Rađa cho mở máy 355 lần đại đội với 447 lần đài rađa kết hợp với các vọng quan sát mắt đã phát hiện và xác định chính xác B52, báo động sớm trong trận đầu, đêm đầu cho Hà Nội 35 phút, các đêm sau từ 50 đến 60 phút. Do được bảo đảm rađa tốt, các cấp chỉ huy chiến dịch – chiến lược đã nắm chắc tình hình địch, hạ quyết tâm chiến đấu kịp thời, chính xác; các lực lượng phòng không, không quân được chuyển cấp chiến đấu sớm, chủ động đánh B52, lập nên kỳ tích có một không hai trong lịch sử tác chiến phòng không trên thế giới.
Theo tài liệu “Tổng kết bộ đội rađa phục vụ chiến dịch phòng không... năm 1972” thì trong chiến dịch này Trung đoàn rađa 291 đã phát hiện được 151 trên tổng số 165 tốp B52, đạt 91,6%; Trung đoàn rađa 290 đạt 76%; Trung đoàn rađa 292 đạt 55,4%. Trung đoàn rađa 293 đạt 44,5%.
Trong chiến dịch này, bộ đội tên lửa phòng không xứng đáng là lực lượng nòng cốt và chủ yếu bắn rơi B52, tích cực góp phần đánh bại chiến dịch tập kích đường không chiến lược của địch. Chỉ tính riêng trong số 34 chiếc B52 bị bắn rơi thì bộ đội tên lửa phòng không đã bắn rơi 29 chiếc, trong đó có toàn bộ 16 chiếc B52 rơi tại chỗ.
Trong chiến dịch, bộ đội không quân đã xuất kích 24 lần, bắn rơi 7 máy bay địch, trong đó có 2 chiếc B52, 4 chiếc F4-D và 1 chiếc RA5C (chiếm khoảng 8,6% tổng số máy bay bị bắn rơi trong chiến dịch).
Ngoài những nguyên nhân thắng lợi khác, chiến thắng vĩ đại trong chiến dịch phòng không đánh thắng chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972 thực chất là thắng lợi của ta trong lĩnh vực tác chiến điện tử vô cùng khó khăn, ác liệt và gian khổ trước cuộc chiến tranh điện tử hiện đại và vũ khí công nghệ cao của không quân Mỹ.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới đế quốc Mỹ bị thảm bại trong chiến dịch tập kích đường không chiến lược và bị bắn rơi nhiều B52 đến thế. Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, đã có một số chiến dịch tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52. Mặc dù các nước đó có nhiều vũ khí phòng không hiện đại hơn ta nhưng chưa có nước nào bắn rơi được máy bay ném bom chiến lược B52 của Mỹ. Điều đó càng tôn vinh chiến thắng vĩ đại “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” của bộ đội phòng không Việt Nam.
Thú nhận thất bại trong chiến dịch tập kích đường không chiến lược cuối năm 1972 của Mỹ, trong bài viết nhan đề “Chiến dịch Lai-nơ Bách cơ” đăng trên tạp chí “không quân” tháng 11 năm 1997, Oa-tơ Boi-nơ viết: “vào thời điểm năm 1972, sau một thời gian xây dựng, Bắc Việt Nam đã có hệ thống phòng không thích hợp mạnh nhất thế giới. Qui mô và sức mạnh của hệ thống Phòng không này mạnh đến mức nhiều người tin rằng các máy bay ném bom hạng nặng “át chủ bài” B52 của lực lượng tấn công tầm xa của Mỹ khó mà sống sót... Có ba nguyên nhân dẫn đến tổn thất của máy bay B52. Thứ nhất, các rađa của Bắc Việt Nam có thể vô hiệu hoá các biện pháp đối phó điện tử của B52. Thứ hai, diện tích phản xạ hiệu dụng của B52 quá lớn. Thứ ba, tốc độ gió quá lớn làm giảm tốc độ của máy bay... Chẳng bao lâu khi chiến dịch Line Backer kết thúc và tù binh chiến tranh được trở về Mỹ, Hà Nội bắt đầu cảm thấy không còn mối đe doạ thực sự của một chiến dịch Line Backer nữa nên đã quyết định giải phóng miền Nam Việt Nam...”.
Giôn Ha-ri I-U-min, trung tá lái chính B52 bị bắt ở Hải Hưng đã phải thú nhận: “ở sân bay U-ta-pao không khí bao trùm là lo lắng và sợ hãi. Bởi vì chúng tôi phải vào những nơi nguy hiểm nhất. Bởi vì hàng ngày nhiều máy bay B52 không trở về. Bởi vì cứ như thế này thì ai cũng sẽ đến lượt phải chết. Chết trong đêm tối. Chết bi thảm. Chết vì mục đích không thể hiểu nổi...”.
Trích tài liệu của Đại tá Nghiêm Đình Tích, nguyên Trưởng ban Tổng kết – Lịch sử Quân chủng Phòng không – Không quân
Ý kiến bạn đọc