Multimedia Đọc Báo in

Người châu Phi từng gọi “Đại tướng của chúng tôi”

10:41, 29/10/2013

Đã từng có dịp đi phiên dịch phục vụ chuyến đi dài ngày gần một tháng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến 9 nước Châu Phi, Trung Đông với 3 chặng dừng chân ở Liên Xô, Đông Đức và Tiệp Khắc, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã trực tiếp chứng kiến sự nể phục và cả lòng quý mến của phía nước ngoài đối với vị anh hùng dân tộc, Đại tướng Tổng tư lệnh, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chủ tịch Cuba Fidel Castro trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp             ngày 22-2-2003 tại Hà Nội.                                                                       Ảnh: T.L
Chủ tịch Cuba Fidel Castro trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 22-2-2003 tại Hà Nội. Ảnh: T.L

Bà kể: “Năm 1980, thời tôi đang công tác tại Ban Đối ngoại Trung ương, tôi đã có vinh dự và dịp may được đi phiên dịch phục vụ chuyến đi dài ngày gần một tháng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến 9 nước Châu Phi, Trung Đông với 3 chặng dừng chân ở Liên Xô, Đông Đức và Tiệp Khắc. Cùng đi trong chuyến công tác đó có phu nhân của Đại tướng. Qua chuyến thăm nhiều nước nêu trên và qua những cảm nghĩ bình luận của một số bạn bè quốc tế trong những năm sau đó, tôi chứng kiến trực tiếp sự nể phục và cả lòng quý mến Đại tướng của phía nước ngoài.

Trong tâm thức của tôi, Đại tướng đã bước vào lịch sử không chỉ của dân tộc mà của thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ. Tại nhiều nước Châu Phi và đặc biệt trong những buổi thuyết trình giao lưu với các tầng lớp quân đội, tôi không ít lần nghe các sĩ quan và quan khách Châu Phi gọi Trưởng đoàn Việt Nam bằng cái tên vừa kính nể vừa giản dị, trìu mến: “Đại tướng” (ý nói không cần nêu tên vì chỉ có thể là Đại tướng Võ Nguyên Giáp) hoặc “Đại tướng của chúng tôi”. Đối với các nước thuộc địa Châu Phi, chiến thắng Điện Biên Phủ mang ý nghĩa biểu trưng tạo cảm hứng, niềm tin về sự tất thắng của phong trào giải phóng dân tộc; kiến trúc sư, tổng chỉ huy của trận đánh Điện Biên Phủ thật sự là một vị tướng huyền thoại.

Khi đến thăm Madagascar, vị quan khách ngồi cạnh tôi trong buổi chiêu đãi đoàn có bình luận rằng: “Không ngờ Đại tướng và phu nhân dí dỏm đến thế”. Tôi hiểu ngụ ý là vị tướng huyền thoại vẫn là con người gần gũi và dễ mến.

Bản thân tôi trong quá trình làm việc trong nhóm cán bộ đối ngoại chuẩn bị các bài phát biểu của Đại tướng đã kinh ngạc trước tư duy truyền thông vô cùng hiện đại, đi trước thời đại của Đại tướng. Đại tướng đã nhắc nhở chúng tôi rằng đã từng là nhà báo, Đại tướng muốn bài phát biểu của mình được cảm nhận và hưởng ứng; do đó cần xoáy vào mối quan tâm nổi bật của mỗi nước đến thăm. Không nên dàn trải mọi vấn đề quốc tế, khu vực trong một bài diễn văn vì đã có các tuyên bố, thông báo chính thức của Bộ Ngoại Giao đảm bảo chức năng làm rõ quan điểm chủ trương của Nhà nước Việt Nam về toàn bộ các vấn đề quốc tế rồi.

Trong tâm thức của tôi, Đại tướng đã bước vào lịch sử không chỉ của dân tộc mà của thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ. Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và phần nào Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong số ít nhân vật lịch sử thành phố dọc đường số 1, các tỉnh Đông Nam Bộ, rồi cùng với quân đoàn 4 và các lực lượng vũ trang thuộc Quân khu 7 tiến đánh thẳng vào Sài Gòn, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến 30-4-1975) do Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, làm Chính ủy, và các Phó Tư lệnh: tướng Trần Văn Trà, tướng Lê Trọng Tấn, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc giao cho.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thiết kế nên một thế trận với mưu kế thật kỳ diệu: Phía Bắc giữ địch ở mặt trận Huế - Đà Nẵng, phía Nam, giữ địch ở Sài Gòn. Giữ địch ở hai đầu chiến tuyến như vậy làm cho địch bộc lộ sơ hở ở miền Trung và Tây Nguyên. Tây Nguyên bị thất thủ, tạo ra đột biến về chiến lược. Lợi dụng thời cơ, quân ta giải phóng Huế, Đà Nẵng, đẩy địch vào thế tan rã thảm hại để sau đó, huy động toàn bộ lực lượng gồm 5 quân đoàn giải phóng Sài Gòn.

Ký giả Piter  Mac Donald, người Anh, viết: “1944 đến 1975, cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những thống soái lớn của tất cả các thời đại. Với 30 năm làm Tổng Tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy ở trình độ cao. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có”.

TÔN NỮ THỊ NINH từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan... Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bà từng được nước Pháp trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh hạng Nhì sau Hội nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ Hà Nội 1997. Cuối tháng 2-2013 vừa qua, bà lại được Pháp trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh hạng Ba.

(1)(2)(3)(4) Những năm tháng quyết định: Hồi ký của Đại tướng Hoàng Văn Thái - NXB QĐND - 1995.


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.