Multimedia Đọc Báo in

Hồi âm vụ 5 năm "kêu cứu" mong có một con đường

11:41, 16/05/2014
Báo Dak Lak ra ngày 11-4-2014 có bài viết "5 năm "kêu cứu" mong có một con đường", phản ánh việc từ năm 2009 đến nay, một số hộ dân thuộc buôn Ea Kruế, xã Ea Bông (Krông Ana) đã kiến nghị lên các cấp, các cơ quan chức năng đề nghị mở lại con đường trong thôn nhưng chưa được giải quyết.

Sau khi báo đăng, chính quyền xã Ea Bông đã có những phản hồi tích cực. Bí thư Đảng ủy xã Ea Bông (Krông Ana) Hà Văn Quảng cho biết, vừa qua Đảng ủy, UBND xã Ea Bông đã tổ chức họp dân. Tại cuộc họp các bên đã cơ bản thống nhất sẽ mở lại đoạn đường tại khu vực buôn Ea Kruế. Phương án được đưa ra là chính quyền và các hộ dân sẽ làm công tác vận động hộ ông Nguyễn Đình Dũng và hộ bà Lê Thị Thu (ở hai đầu đoạn đường) tạo thuận lợi để mở đoạn đường trên. Hộ ông Nguyễn Đình Dũng (là cán bộ tư pháp đang công tác tại xã Ea Bông) đã đồng ý hiến 2 m đất, nhưng các hộ liên quan phải đền bù cho gia đình ông theo giá Nhà nước. Nếu các bên liên quan thống nhất cách giải quyết trên, UBND xã sẽ chỉ đạo bộ phận Địa chính và Tài chính xã xác định lại thiệt hại và định giá đất, tài sản trên đất của hộ ông Nguyễn Đình Dũng và hộ bà Lê Thị Thu để đưa ra phương án giải quyết cuối cùng.

Được biết theo tờ bản đồ giải thửa số 13 được Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên – Môi trường), UBND huyện Krông Ana và UBND xã Ea Bông phê duyệt năm 1999 thì giữa những lô đất tiếp giáp với tỉnh lộ 2 và những lô đất phía sau có quy hoạch một con đường rộng 4 m, dài 120 m. Tuy nhiên Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất cấp cho 2 hộ bà Thu, ông Dũng sau này thì lại chồng lấn lên con đường này. Do vậy để giải quyết triệt để vấn đề, tránh những tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai, các cơ quan có thẩm quyền cần lưu ý đến tình tiết quan trọng này.

G.N


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.