Multimedia Đọc Báo in

Đặc sắc lễ cúng bến nước ở xã Cư Né

15:20, 24/03/2018

Sáng 23-3, UBND xã Cư Né (huyện Krông Búk) đã tổ chức Lễ Cúng bến nước theo truyền thống của dân tộc Êđê tại bến nước của buôn Drao.

Lễ Cúng bến nước của đồng bào Êđê ở buôn Drao thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm để tạ ơn thần nước đã ban cho buôn làng nhiều may mắn, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa rẫy mới bội thu. 

Nghi lễ được diễn ra trang nghiêm, bắt đầu bằng việc cúng tổ tiên để thông báo về sự có mặt đông đủ của con cháu trong buôn làng. Tiếp theo, thầy cúng làm lễ cúng thần linh cầu mưa thuận gió hòa. Sau đó, các cô gái trong trang phục truyền thống, lưng đeo gùi cùng thầy cúng làm lễ cúng tại bến nước. Kết thúc lễ cúng, mọi người lại quây quần bên nhau uống rượu trong tiếng chiêng âm vang cả núi rừng.

Ông Võ Hồng Thọ, Chủ tịch UBND xã Cư Né cho biết, hiện xã có 3.135 hộ với 14.216 nhân khẩu, trong đó trên 61% là đồng bào dân tộc Êđê. Từ nhiều năm qua, có 2 buôn là buôn Drao và buôn Kô vẫn còn duy trì lễ cúng bến nước. Các cấp chính quyền, đoàn thể xã luôn tạo điều kiện để đồng bào dân tộc trong buôn làng tổ chức chu  đáo, tạo không khi vui tươi trước khi bước vào mùa vụ mới.

Một số hình ảnh trong lễ cúng bến nước của người dân buôn Drao, xã Cư Né:

th
Mọi người sửa soạn chuẩn bị lễ cúng ở nhà chủ bến nước

 

th
Thầy cúng sắp lễ với các vật tế được giết mổ, rửa thịt dưới dòng nước được khơi thông

 

th
Một nghi lễ quan trọng là cúng cây bùa để giữ hồn bến nước

 

th
Lễ cúng tại bến nước được diễn ra trong không khí trang trọng

 

Thầy cúng đọc lời khấn thần linh cầu cho nguồn nước trong lành, dồi dào
Thầy cúng đọc lời khấn thần linh mang nước - nguồn sự sống quan trọng nhất đến cho buôn làng

 

th
Sau đó những cô gái Êđê mang bầu nước mát ngọt về buôn làng trong niềm vui hân hoan


 Thùy Duyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.