Multimedia Đọc Báo in

Hơn 20 buôn đồng bào dân tộc thiểu số đã được cấp chiêng

18:34, 22/10/2020

Thực hiện Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND, ngày 30-8-2016 của HĐND tỉnh về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã cấp 26 bộ chiêng các loại cho những đội chiêng có nhiều thành tích tiêu biểu ở các buôn trên địa bàn.

Trong đó, năm 2017 đã cấp 8 bộ chiêng, bao gồm: 6 bộ chiêng Êđê, 1 bộ chiêng M’nông và 1 bộ chiêng Ja Rai; năm 2018 cấp 10 bộ chiêng: 7 bộ chiêng Êđê, 2 bộ chiêng M’nông và 1 bộ chiêng Ja Rai; năm 2019 cấp 5 bộ chiêng: 1 bộ chiêng Ja Rai, 4 bộ chiêng Êđê; năm 2020 cấp 3 bộ chiêng: 2 bộ chiêng Ja Rai, 1 bộ chiêng Êđê.

aaaa
Các bộ chiêng được kiểm tra, thẩm định trước khi cấp về các buôn

Những bộ chiêng được cấp đến các đội chiêng, các buôn nhằm khích lệ, động viên tinh thần các nghệ nhân đánh chiêng cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng.

aaaa
Cán bộ chuyên môn của ngành văn hóa kiểm tra tình hình sử dụng chiêng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế ngẫu nhiên ở một số buôn trên địa bàn tỉnh , nhận thấy việc tiếp nhận và sử dụng chiêng đã đem lại hiệu quả tích cực. Số chiêng được trang bị đã góp phần đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của bà con, tạo điều kiện tiếp tục duy trì tập luyện, mở lớp truyền dạy đánh chiêng cho các nghệ nhân trẻ tuổi, để tiếp tục kế thừa những nghệ nhân đã lớn tuổi, thêm cơ hội tham gia hội thi, hội diễn, liên hoan ở tỉnh, khu vực.

aaaa
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao chiêng cho các nghệ nhân buôn Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) năm 2019.

Ngoài ra, ở giai đoạn này, tỉnh cũng đã cấp 358 bộ trang phục truyền thống của người Êđê, M’nông, Ja Rai cho các đội chiêng, đội văn nghệ ở các buôn có nhiều thành tích cống hiến trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng, để các đội chủ động hơn trong việc tập luyện hoặc tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu diễn tại cộng đồng cũng như trong và ngoài tỉnh, khu vực, quốc tế, góp phần bảo tồn di sản Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.