Multimedia Đọc Báo in

Tọa đàm về văn hóa đọc với học sinh và sinh viên

12:32, 20/04/2021

Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, ngày 19-4, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Trường THPT Buôn Đôn (huyện Buôn Đôn) và Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức tọa đàm về văn hóa đọc với học sinh, sinh viên.

Tham dự tọa đàm có các nhà văn: Võ Thị Xuân Hà, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Trưởng Ban sáng tác trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam; Nguyễn Đình Tú, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội; Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk cùng đông đảo giáo viên, học sinh, sinh viên.

aaaa
Các nhà văn trao đổi, chia sẻ về văn hóa đọc với sinh viên tại Trường Đại học Tây Nguyên

Các nhà văn đã trò chuyện, chia sẻ và phân tích sâu sắc về mục đích, vai trò của việc đọc sách cũng như bàn về thực trạng văn hóa đọc hiện nay ở Việt Nam. Qua đó, chỉ ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc lựa chọn những cuốn sách có chất lượng, các phương pháp đọc sách khoa học, bổ ích và cách thức vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được từ việc đọc sách vào đời sống một cách hiệu quả…

aaaa
Công ty Cổ phần Sbooks, VNPT Đắk Lắk tặng sách cho Trường Đại học Tây Nguyên

Đây là lần đầu tiên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức tọa đàm về văn hóa đọc đối với đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tạo môi trường để phát triển văn hóa đọc tại nhà trường, giúp giới trẻ thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập.

aaaa
Học sinh Trường THPT Buôn Đôn lựa chọn sách tại chương trình

Nhân dịp này, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với với Công ty Cổ phần Sbooks, VNPT Đắk Lắk tặng sách cho nhà trường; phối hợp với Công ty TNHH Kỹ sư công nghệ cao Việt Nam tặng học bổng cho các học sinh, sinh viên có đam mê với văn học.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.