Multimedia Đọc Báo in

Nhớ mãi cuộc vượt biển sinh tử

12:16, 23/10/2021

Năm nay 82 tuổi đời, 58 tuổi Đảng, trong ký ức của ông Lê Hà (ở thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chưa bao giờ quên các đồng đội trên con tàu không số 645 ngày ấy.

Nhớ lại những ngày lửa đạn, ông bộc bạch: “Nhiều đồng chí, đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh. Họ ngã xuống để Tổ quốc Việt Nam còn mãi. Tôi chỉ tiếc rằng ngày ấy mình không được cống hiến nhiều hơn nữa cho cách mạng”.

Cựu chiến binh Lê Hà 

n 50 năm trước, vào ngày 12-4-1972, trên con tàu mang bí số 645, ông Lê Hà cùng 19 thủy thủ chở 70 tấn đạn cối cá nhân, 1 tấn thuốc nổ TNT cùng hàng hóa khác theo hải trình từ Hải Phòng chi viện cho chiến trường miền Nam.

Cũng như 9 chuyến đi trước đó, cuộc vượt biển thứ 10 của ông Hà và đồng đội thực hiện với chiến thuật “đêm đi, ngày ngụy trang thành tàu đánh cá” để nắm tình hình địch, bắt liên lạc với hậu phương, trong điều kiện “trên trời máy bay địch do thám trinh sát, dưới mặt biển tàu địch phục kích”. Phương tiện dẫn đường duy nhất của tàu 645 là chiếc la bàn từ dẫn. Việc xác định phương hướng, đường đi chủ yếu bằng mắt thường và kinh nghiệm.

Sau 11 ngày lênh đênh trên biển, tàu 645 tiến vào vùng biển Cà Mau. 14 giờ ngày 23-4-1972, tàu nhận được điện mật: “Đêm nay có thuyền đón ở mũi Cà Mau”. Tất cả thành viên đều mừng rỡ vì chuyến đi sắp thành. Nhưng đến 17 giờ, tàu nhận được điện “biển động”.

Quyết không để tàu rơi vào tay địch, thuyền trưởng Lê Hà và Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu bình tĩnh chỉ huy các thủy thủ cho tàu tiến ra vùng biển quốc tế, vòng tránh và ngụy trang làm ngư dân đánh cá.

Rạng sáng ngày 24-4-1972, khi xác định rõ tàu 645 là “tàu Bắc Việt giả dạng”, địch nổ súng bắn uy hiếp, làm thân tàu thủng lỗ chỗ. Trước tình thế đó, Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu quyết định nổ súng chống trả quyết liệt. Các loại súng B40, B41, 12,8 ly của ta hướng nòng về phía tàu địch đồng loạt nhả đạn... Nhiều thủy thủ lần lượt trúng đạn và hy sinh.

Trúng một quả đạn pháo lớn, tàu 645 bị hư hại nặng. Biết rằng tàu không thể thoát, Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu nguyện ở lại tàu điểm hỏa tiêu hủy và hy sinh cùng con tàu. Các thủy thủ khác nhảy xuống biển bơi được một đoạn dài thì bị địch dùng trực thăng trinh sát điện tử SR71 và khu trục quây bắt. Thuyền trưởng Lê Hà và một số chiến sĩ bị chúng đem về Sài Gòn nhốt tại khám Chí Hòa, rồi đày ra Phú Quốc.

Tháng 12-1976, ông Lê Hà trở về quê hương xã Phước Hải, huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai (nay là thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) theo chế độ phục viên.

Trở về với cuộc sống đời thường, ông được nhiều trường học ở địa phương mời đi nói chuyện cho học sinh về “6 chiến sĩ đoàn tàu không số ở Làng chài Phước Hải vượt biển ra Bắc năm 1962”; những câu chuyện chiến đấu ngoan cường và hy sinh anh dũng của các chiến sĩ hải quân trong chuyến vượt biển cuối cùng trên tàu 645...

Hàng trăm câu chuyện chiến đấu, hàng chục buổi trò chuyện với học sinh, thanh niên, dân quân, chiến binh trong xã là ngần ấy lần ông truyền đi hình ảnh về bản lĩnh cao đẹp, trí tuệ kiên cường, dũng khí kiên trung, tận trung với Đảng của thế hệ bộ đội Cụ Hồ.

Năm nay, ở cái tuổi “bát thập nhị lai hi”, ông Hà vẫn khỏe mạnh và tham gia nhiều hoạt động xã hội của khu phố Hải An. Thanh niên làng chài Phước Hải được ông truyền đạt lý tưởng sống đẹp của tuổi trẻ, từ đó thêm trân trọng, biết ơn và nối tiếp truyền thống của thế hệ cha anh…

Mai Thắng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.