Ngọt lành dòng nước mát
Chẳng biết có tự bao giờ mà nơi ấy luôn tươi xanh của sự trù phú, trỗi lên màu của sức sống quật cường, là nơi quần tụ của tất cả những gì thuộc về sự sinh tồn trên cõi nhân gian.
Hồ trên "nóc nhà xanh" của miền Tây |
“Ngôi nhà” của nước
Có người nói rằng, An Giang tựa như là một “ngôi sao mai” trong danh sách những nơi đáng để ghé thăm trên bản đồ Việt Nam. Đến với An Giang, mọi người sẽ được đắm mình vào sự bình yên và mộc mạc của vùng sông nước; có cơ hội tự thưởng những bức ảnh “độc lạ” khuấy đảo trang mạng xã hội. Đặc biệt, vẻ đẹp thơ mộng tại Núi Cấm, hứa hẹn là chốn dừng chân tuyệt vời dành cho tín đồ xê dịch và tận hưởng những điều kỳ diệu của tạo hóa.
Thác Otuksa |
Cất bước trong cuộc hành trình khám phá miền đất uy linh, có khí hậu mát mẻ, phong cảnh tuyệt đẹp. Khi ấy đừng quên dành chút thời gian dừng chân ở bên dòng suối mát lạnh Thanh Long, thác Otuksa và các lạch nước chảy mãi ngàn năm trên dãy Thiên Cấm Sơn huyền bí.
Dòng nước trong vắt uốn mình qua những kẽ đá triệu năm, róc rách suốt ngày đêm len lỏi qua khu rừng nguyên sinh xanh mướt. Nguồn nước trời ban đã mang đến sự sống cho muôn kiếp nhân sinh.
Nơi nào có nước nơi đó có sự sống. Nước ẩn trong núi. Nước ngầm dưới lòng đất. Nước biến hình vào nương rẫy tốt tươi. Nước ùa đến tận cửa từng nếp nhà ấm áp. Và nước còn bao chứa rất nhiều những điều kỳ diệu và “bí mật’ của đại ngàn mênh mông.
Những cư dân sinh sống lâu năm tại vùng Bảy Núi cho biết, nhờ vào nước thiên nhiên mà ngay cả khi mùa khô hạn - nắng hè oi ả nhưng cây cối vẫn xanh tốt, hoa vẫn nở thắm trên đỉnh núi cao xa, đời sống vùng cao vẫn nhịp đều rộn rã.
Nước “không kỹ xảo”
Ở tận độ sâu 300m dưới lòng đất núi, nước khoáng thiên nhiên An Hảo là kho báu tài nguyên hiếm có ở vùng đất này. Nguồn nước dưới lòng đất là “tinh hoa” của nước từ trên cao xanh rơi xuống, âm thầm len lỏi qua nhiều tầng lớp địa chất để lắng đọng tại một vị trí nhất định. Trong môi trường yếm khí, chẳng có gì ngoài sự tinh khiết, trong long lanh, các khoáng chất hòa tan vào sự mát lành, ngọt ngào để hòa quyện thành độ ngon “đến lịm tim” của nguồn nước vô cùng quí hiếm.
Đêm thấy dòng nước ấy đầu tiên, ai nỡ ngủ
Nước réo rắt dưới chân người, nào đâu phải xa xôi
Trời viễn biên luôn xanh màu xứ sở
Thấy nước rồi, càng hiểu nước thương yêu.
Đã có nhà đầu tư cất công tìm hiểu và khai thác kho tàng tài nguyên nước ngay trong quá trình xây dựng Nhà máy Điện mặt trời An Hảo. Người ấy đã cho hay, chính nguồn nước này đã nuôi sống hàng ngàn con người tham gia thi công và là “năng lượng” giúp vượt qua gian khó - thử thách để tiến độ công trình hoàn công trước vạch đích thời gian.
Và sau này, trong nội khu công trình, nhà đầu tư đã cho xây dựng Hồ nước mang tên Thiên Cảnh như là một biểu tượng của lòng biết ơn “suối nguồn tâm linh” dưới chân Núi Cấm. Đây còn là điểm nhấn vô cùng quan trọng như một câu chuyện về nguồn nước thiêng hội tụ để giải nhiệt cho cả một vùng đất pin rộng lớn.
Hồ Thiên Cảnh - biểu tượng của nguồn nước thiêng Núi Cấm |
Không dành cho riêng mình, nguồn nước quí ấy, nhà đầu tư còn mang đến cho mọi người cùng thưởng thức vị tuyệt vời của giọt long lanh từ tạo hóa ban tặng. Không đơn thuần là thức uống mà còn gánh thêm sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ, giải tỏa sự thiếu hụt, bổ sung các khoáng vi lượng hoàn toàn tự nhiên rất cần thiết cho cơ thể qua cơ chế “uống” dung nạp hàng ngày.
Nước “không kỹ xảo” để tất cả tinh hoa vạn niên của đất - trời vùng Bảy Núi An Giang tích tụ trong từng giọt yêu thương. Uống vào để cảm nhận được sự lan truyền của nguồn nước khoáng vạn niên tuổi đến từng tế bào sống. Hơn cả, là thấu hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên trong văn vắt, là chia sẻ với sự cống hiến của nhà đầu tư đã “tìm hình” cho nguồn nước quê hương.
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc