Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk đón hơn 1,16 triệu lượt du khách trong năm 2023

10:57, 12/12/2023

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2023 lượng khách du lịch mà tỉnh đón ước đạt 1.160.000 lượt khách, đạt 110,48% so với kế hoạch, tăng 16,06% so cùng kỳ 2022. 

Trong đó, khách trong nước ước đón 1.136.460 lượt khách, đạt 109,16% so với kế hoạch; khách quốc tế 30.240 lượt khách, đạt 201,60% so với kế hoạch. Tổng thu từ du lịch ước đạt 925 tỷ đồng, đạt 108,82% so với kế hoạch, tăng 10,51% so với cùng kỳ 2022.

Du khách thưởng thức âm nhạc biểu diễn tại đường Phan Đình Giót (TP. Buôn Ma Thuột) trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8.

Năm 2023, Đắk Lắk đã tổ chức nhiều chương trình, lễ hội quảng bá hình ảnh du lịch Đắk Lắk đến với du khách, cộng đồng trong nước và quốc tế như: Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, Chương trình biểu diễn Văn hóa Cồng chiêng phục vụ Nhân dân và du khách, đua xe địa hình “Thử thách vượt đại ngàn - Buôn Đôn 2023", “Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023".... 

Ngoài ra, trong năm Đắk Lắk còn phối hợp đăng cai tổ chức các giải thể thao khu vực, toàn quốc, như: Chặng 2 và chặng 3 giải xe đạp Quốc tế Truyền hình Bình Dương năm 2023 Cup Number 1, giải đua xe đạp tranh Cúp truyền hình thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 35-2023 “Non sông liền một dải”, giải vô địch Boxing các đội mạnh toàn quốc năm 2023, giải Quần vợt vô địch đồng đội quốc gia… qua đó đã thu hút đông đảo du khách đến với Đắk Lắk.

Du khách tìm hiểu, thưởng thức cà phê tại Bảo tàng Thế giới cà phê.

Cùng với đó, ngành du lịch Đắk Lắk đã triển khai các chính sách, biện pháp kích cầu du lịch, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, liên kết mở rộng thị trường khách du lịch; tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định trong hoạt động kinh doanh du lịch tại các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú; xây dựng hình ảnh du lịch Đắk Lắk thân thiện, mến khách, thu hút du khách trong, ngoài nước.

Mai Sao

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.