Multimedia Đọc Báo in

Những chiếc "cặp sách" vui nhộn

08:28, 14/04/2022

Học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa được trải nghiệm “Ngày hội không dùng cặp sách” - (Anti Backpack day).

Theo đó, ngày 8/4 học sinh được sử dụng các vật dụng thân quen khác để đựng sách vở, đồ dùng học tập... thay thế balo, cặp sách như thông thường. Theo cách làm của riêng mình, các em đã đi học với những chiếc "cặp sách" độc, lạ và vui .

“Ngày hội không dùng cặp sách” đã được nhiều trường học quốc tế hưởng ứng và cho học sinh được phép "sáng tạo" với mong muốn giúp các em có thêm niềm vui, sự hứng thú khi đến trường sau quãng thời gian phải nghỉ học ở nhà để phòng, chống dịch COVID-19 và chịu những ảnh hưởng tâm lý nhất định. Thông qua đó, các em có thêm sự tự tin, dám thể hiện cá tính, bản lĩnh cá nhân; khuyến khích sự sáng tạo, độc đáo, vượt qua những lối đi, cách thức, suy nghĩ cũ.

 học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) đã dùng xô, chậu, làn, bao tải,... và bất kể những gì có thể đựng được để mang sách vở đến trường
Học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ) dùng xô, chậu, làn, bao tải,... và bất kể những gì có thể đựng được để mang sách vở đến trường. Ảnh: Vietnam net

Giáo dục là môi trường đặc biệt, ở đó tất cả các hoạt động đều hướng đến con người và tất nhiên môi trường giáo dục phải “chuẩn chỉnh”. Tuy nhiên, sự “phá cách” nào đó trong cách thức tiếp cận kiến thức hay tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ góp phần tăng sự tương tác giữa các tác nhân liên quan; tạo sự mới mẻ cho học sinh; thu hút sự quan tâm của xã hội theo hướng gợi mở, sáng tạo, cá tính.

Một chiếc làn được mẹ, bà chuyên dùng để đi chợ đựng thức ăn nay được các em vệ sinh sạch sẽ để đựng… sách vở đến trường. Chiếc móc chuyên dùng để phơi quần áo nay được dùng để đưa sách đến trường. Những cái chậu xanh, đỏ chuyên rửa rau, rửa bát nay được “đổi đời” thành “cặp” chứa sách, vở, đồ dùng học tập… Đặc biệt, một hình ảnh khá thân quen với nhiều người đó là chiếc bì đựng gạo được các học sinh biến thành “cặp sách” vác trên vai đến trường. Đối với nhiều thế hệ đi trước, hình ảnh này không hề xa lạ, nó xưa cũ và thân quen đến mức nhìn vào họ “thấy” được cả tuổi học trò hiện lên rõ ràng từ trong ký ức.

Tri thức là vô tận nhưng tri thức cũng có thể được bao bọc trong những điều giản dị nhất của cuộc sống. Những điều giản dị đó sẽ là những kỷ niệm đẹp trong hành trang của mỗi học sinh, là chất keo để giáo viên gắn bó, yêu nghề và cũng là đòn bẩy để các giáo viên và học sinh sáng tạo trong dạy và học.

Thanh Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.