Multimedia Đọc Báo in

Một siêu thị ở Ea Kar bán hàng không lợi nhuận, hỗ trợ người dân mua sắm

19:52, 05/09/2021

Nhằm hỗ trợ người dân mua sắm trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Siêu thị Vmart Ea Kar (thuộc Công ty TNHH Thiên Long Phát, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar) đang bán hàng không lợi nhuận nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu.

Theo đó, nhiều sản phẩm rau, củ, quả, thịt heo, cá tươi sống được bán bằng giá thu mua đầu vào, không lợi nhuận. Cụ thể như: các loại rau xanh, củ như cà rốt, dưa leo, cà tím, khổ qua… đang được bán đồng giá 10.900 đồng/kg; cá tươi như cá nục, cá ngừ, cá chẽm có giá 49.000 đồng/kg; thịt heo các loại đồng giá 89.000 đồng/kg.

Đây là các sản phẩm thịt sạch, rau, củ quả an toàn, phần lớn có nguồn gốc từ địa phương.

Rau xanh của nôgn dân Ea Kar được siêu thị đưa vào tiêu thụ giúp bà con
Rau xanh của nông dân Ea Kar được đưa vào siêu thị tiêu thụ giúp bà con.

Hoạt động này được siêu thị tổ chức từ cuối tháng 5 đến nay nhằm giải tỏa áp lực về nhu cầu thực phẩm, hỗ trợ giá cho người tiêu dùng địa phương mua sắm thực phẩm thiết yếu và thúc đẩy tiêu thụ nguồn nông sản tại chỗ. Bình quân mỗi ngày siêu thị bán ra hơn 1 tấn rau, củ, quả, thịt heo, cá các loại.

Ngoài ra, Siêu thị Vmart Ea Kar còn bán hàng trăm mặt hàng thiết yếu với giá thấp hơn thị trường 10% như dầu ăn, mì tôm, hạt nêm, nước mắm, bột giặt…; tổ chức chương trình “giá sốc cuối tuần” vào ngày thứ 6 hàng tuần với mức giảm giá sâu đến 50% để hỗ trợ người dân địa phương mua sắm trong thời điểm dịch bệnh. 

Người dân Ea Kar chọn mua các sản phẩm thực phẩm thiết yếu với giá hỗ trợ
Người dân huyện Ea Kar chọn mua thực phẩm thiết yếu với giá hỗ trợ

Được biết, thời gian vừa qua, siêu thị đã tổ chức hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân Ea Kar với các sản phẩm như bí đỏ, rau xanh. Tính đến nay, đã có 70 tấn bí đỏ và 20 tấn rau xanh đã được hỗ trợ tiêu thụ thành công.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.