Multimedia Đọc Báo in

Tạm dừng hoạt động thí điểm vận tải hành khách tuyến cố định tuyến TP. Hồ Chí Minh – Đắk Lắk và ngược lại

09:21, 16/10/2021

Chiều 15-10, Sở Giao thông vận tải có Công văn 2053/SGTVT-QLPT&NL về việc tạm dừng hoạt động thí điểm vận tải hành khách tuyến cố định tuyến TP. Hồ Chí Minh – Đắk Lắk và ngược lại kể từ 18 giờ ngày 15-10-2021.

Công văn nêu rõ, hiện nay, việc hoạt động thí điểm tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh tuyến Đắk Lắk – TP. Hồ Chí Minh và ngược lại đã triển khai từ ngày 13-10-2021, qua 3 ngày hoạt động thí điểm việc phối hợp triển khai của các bến xe, đơn vị vận tải của 2 địa phương thực hiện tương đối tốt.

Tuy nhiên qua kiểm tra, Sở GTVT và lực lượng chức năng của tỉnh phát hiện một số trường hợp phương tiện vận tải hoạt động không đúng quy định, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GTVT thông báo tạm dừng hoạt động thí điểm vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh TP. Hồ Chí Minh - Đắk Lắk và ngược lại như thời gian nêu trên.

Cán bộ CSGT Công an tỉnh kiểm tra việc chấp hành quy định phòng, chống dịch trên xe khách. (Ảnh minh họa).
Cán bộ CSGT Công an tỉnh kiểm tra việc chấp hành quy định phòng, chống dịch trên xe khách. (Ảnh minh họa).

Trước đó, tại Phương án số 2030/PA-SGTVT ngày 13-10-2021 về tổ chức hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng xe ô tô có bến đi/bến đến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến bến xe nằm trong địa phương có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, tỉnh thí điểm tuyến vận tải Đắk Lắk – Hồ Chí Minh và ngược lại từ 13 đến hết 20-10-2021. Tuy nhiên, sau 3 ngày thí điểm (từ 13 đến hết 15-10-2021) bộc lộ một số bất cập nên tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô đối với tuyến này.

Kim Hoàng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.