Multimedia Đọc Báo in

Khủng hoảng nhiên liệu hóa thạch & Giấc mơ phát triển năng lượng sạch

21:46, 17/03/2022

Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc.

Theo chuyên trang năng lượng Oil Pricem, sốc giá dầu ở châu Âu có khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang.

Choáng váng với giá xăng dầu

Người dân trong nước đang choáng váng vì giá xăng dầu tăng chóng mặt. Cú sốc “giá dầu” thổi phồng ngân sách các nước sản xuất, nhưng làm tăng chi phí với doanh nghiệp và teo tóp túi người dân trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu rối ren và chắc chắn sẽ kéo tụt tăng trưởng kinh tế.

Trong và sau dịch, kinh tế toàn cầu vốn đang khó khăn vì tăng trưởng chậm lại và lạm phát tăng nóng, thì Bloomberg nhận định, cú sốc giá dầu đã giáng đòn kép, khiến các chính phủ khó xoay xở. Lần đầu tiên kể từ năm 2014, giá dầu tiến sát ngưỡng 100USD/thùng. Năm 2021, giá xăng tại Việt Nam đã có tới 16 lần điều chỉnh tăng giá, cao gấp hơn 3 lần so với số lần giảm. Đến hết năm 2021, giá bán lẻ xăng đã tăng hơn 41% so với cuối năm 2020.

Ám ảnh cú sốc giá dầu 1 phần do thiếu hụt nguồn cung. Ảnh: Getty Images.

Trong hơn 40 năm qua, thế giới đã chứng kiến khoảng 9 cuộc khủng hoảng năng lượng. Dù tăng hay giảm giá, mỗi cuộc khủng hoảng đều gắn liền với xung đột chính trị và suy thoái kinh tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính toàn cầu.

Đầu năm mới 2022, giá xăng dầu đang tăng, một lần nữa phủ “bóng đen” lên nền kinh tế, kéo theo chỉ số lạm phát và xói mòn niềm tin của người tiêu dùng. Theo tờ New York Times, căng thẳng chính trị và sự chênh lệch giữa cung và cầu là nguồn cơn đẩy giá. 

Chỉ tối đa 10 lon gas/người. Bạn muốn mua nhiều hơn cũng không có đâu nhé.

Tránh phụ thuộc và kiên định mục tiêu tăng trưởng xanh

Nhiên liệu hóa thạch như dầu, than đá và khí đốt hiện đóng góp hơn 80% năng lượng cho thế giới. Cuộc khủng hoảng năng lượng này đã giáng thêm đòn “chí mạng” vào tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy chi phí lên cao, trì hoãn các đơn hàng nguyên liệu thô và thành phẩm.

Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay Việt Nam cũng không thể đứng ngoài cuộc. Việc tăng giá nhiên nhiệu dẫn tới chi phí đầu vào đối với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu nhập khẩu sẽ tăng lên. Chi phí sản xuất điện tăng sẽ tiếp tục gây áp lực lớn với EVN.

Nếu như khủng hoảng năng lượng là “ác mộng” có thật thì phát triển năng lượng tái tạo đang là giấc mộng đẹp. Vì cần phải có chiến lược phù hợp và có kế hoạch đầu tư cho lưới điện truyền tải liên vùng, liên quốc gia; xem xét các công nghệ lưu trữ năng lượng…

Xanh hút mắt ở Khu du lịch Điện mặt trời An Hảo thu hút du khách tham quan.

Điện gió, điện mặt trời, khai thác hay không khai thác, khai thác ít hay nhiều thì cũng không bao giờ cạn kiệt, nhưng chậm khai thác là lãng phí của trời cho.

Những tầng pin xanh ở Nhà máy điện mặt trời dưới chân Núi Cấm.

Thực tế đang diễn ra buộc chúng ta phải nhận ra, việc đa dạng hóa nguồn cung đồng thời tiếp tục chuyển dịch sang sử dụng năng lượng tái tạo là một lựa chọn thể hiện sự khôn ngoan và có tầm nhìn, để giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu không ngừng tăng.

Hải Yến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.