Multimedia Đọc Báo in

Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng thành công thương hiệu gạo huyện Lắk

17:16, 02/03/2022

Huyện ủy Lắk vừa ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU về định hướng xây dựng thương hiệu gạo huyện Lắk, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sản lượng lúa toàn huyện đạt 75.000 tấn.

Theo đó, quan điểm chung là xây dựng thương hiệu gạo huyện Lắk phải gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng vùng sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật, chế biến, bảo quản, đóng gói và phân phối, tiếp thị. Thương hiệu gạo huyện Lắk được xây dựng dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu thương mại nhằm mục tiêu quảng bá, quản lý và bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Nhà nước tổ chức và hỗ trợ thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu thương hiệu trong nước và ngoài nước; hỗ trợ bằng chính sách đề giúp các tổ chức, cá nhân (doanh nghiệp, hiệp hội, người sản xuất...) thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh, uy tín và thị phần của sản phẩm gạo huyện Lắk trên thị trường trong nước và thế giới. Doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong xây dựng, sử dụng và phát triển thương hiệu gạo huyện Lắk thông qua xây dựng, phát triển thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo để tổ chức, quản trị sản xuất, chế biến, phát triển thị trường, tham gia vào chuỗi giá trị...

Nông dân xã Buôn Tría (huyện Lắk) chăm sóc lúa.
Nông dân xã Buôn Tría (huyện Lắk) chăm sóc lúa.

Một số nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết này là: tuyên truyền, vận động, khuyến cáo, nâng cao nhận thức của nông dân và sự quan tâm của các ngành các cấp trong việc tham gia phát triển sản xuất lúa, xây dựng thương hiệu gạo huyện Lắk; khảo sát, đánh giá tiềm năng lợi thế về sản xuất lúa của từng địa phương, phân vùng sản xuất lúa ổn định; điều tra, khảo sát về hiện trạng sản xuất của các địa phương để đánh giá việc phát triển sản xuất lúa ở những xã có diện tích lớn, từ đó, xây dựng các cánh đông sản xuất tập trung trên quy mô lớn đề đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, góp phần phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng và chuyển giao quy trình sản xuất phù hợp từng vùng; đẩy mạnh công tác xúc tiến liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo…

Theo thống kê, tổng diện tích gieo trồng cây lúa nước hàng năm trên địa bàn huyện Lắk khoảng 13.401 ha, là địa phương có tiềm năng phát triển nông nghiệp với nguồn nước phong phú và sạch, đất đai màu mỡ, nguồn nhân lực đồi dào. Chính vì vậy, các sản phẩm lúa gạo trồng trên địa bàn huyện Lắk có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hương thơm tự nhiên.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.