Multimedia Đọc Báo in

Phối hợp triển khai các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ cho hội viên, nông dân

16:35, 10/03/2022

Sáng 10/3, Hội Nông dân tỉnh và Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2022 – 2025.

Tại buổi lễ, hai đơn vị đã thống nhất một số nội dung phối hợp: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về khoa học và công nghệ cho cán bộ, hội viên, nông dân; tổ chức tập huấn cho cán bộ Hội, hội viên nông dân về ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống; hỗ trợ nông dân phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật; hỗ trợ Hợp tác xã, Tổ hợp tác, nông dân xây dựng, phát triển và sử dụng công nghệ số; xây dựng hệ thống thông tin kết nối cung cầu sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; xây dựng các mô hình điểm ứng dụng khoa học và công nghệ; triển khai thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 – 2025” của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp…

Đại biểu tham dự lễ ký kết
Đại biểu tham dự lễ ký kết.

Trong quá trình thực hiện chương trình phối hợp, định kỳ hằng năm, hai ngành sẽ cùng nhau xem xét đánh giá kết quả thực hiện trong năm, đề xuất điều chỉnh bổ sung nội dung chương trình pcho phù hợp với tình hình thực tế, xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện cho năm tiếp theo; sơ kết và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp giữa hai ngành vào năm 2023 và 2025.

Đại diện hai đơn vị ký kết chương trình phối hợp
Đại diện hai đơn vị ký kết chương trình phối hợp.

Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển kinh tế gia đình, kinh tế tập thể; làm cầu nối giúp nông dân kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiêu thụ nông sản địa phương. 

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.