Multimedia Đọc Báo in

Xã Ea Tar (huyện Cư M’gar): Năng suất hồ tiêu giảm mạnh

08:03, 16/03/2022

Xã Ea Tar là một trong những địa phương có diện tích hồ tiêu khá lớn của huyện Cư M'gar, với hơn 230 ha hồ tiêu, trong đó có 112 ha được trồng xen canh trong các vườn cà phê.

Thời điểm này, nông dân xã Ea Tar đang bước vào thu hoạch vụ hồ tiêu năm 2022. Mặc dù giá hồ tiêu đang ở mức khá cao so với những năm trước nhưng niềm vui của người dân không được trọn vẹn khi năng suất, sản lượng hồ tiêu sụt giảm đáng kể.

Nông dân xã Ea Tar thu hoạch hồ tiêu.

Gia đình chị H’Riêng Niê (buôn M’Lăng) có hơn 400 trụ tiêu trồng xen canh trong vườn cà phê. Những năm trước, do thiếu kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc nên vườn tiêu của gia đình chị thường xuất hiện bệnh chết nhanh, chết chậm và sâu hại khiến hàng loạt trụ tiêu bị chết, buộc phải nhổ lên trồng lại. Đến nay, vườn tiêu chỉ còn 150 trụ cho thu hoạch…

Chị H’Riêng Niê nhẩm tính: “Riêng trong hai năm 2020 và 2021, vườn tiêu của gia đình tôi đã có hơn 170 trụ bị chết vì sâu bệnh, lượng trái trên mỗi trụ tiêu cũng giảm đi nhiều so với năm ngoái… Năm nay giá tiêu ở mức giá khá cao, từ 86.000 – 88.000 đồng/kg nhưng sản lượng đạt thấp nên cũng chẳng thu được bao nhiêu, chỉ khoảng hơn 20 triệu đồng”.

Tương tự, năm nay vườn hồ tiêu của gia đình chị Hà Thị Hòa (ở thôn 2) cũng bị giảm hơn 33% sản lượng. Gia đình chị có 500 trụ hồ tiêu, trong đó có 400 trụ đang trong giai đoạn kinh doanh. Nếu được mùa, mỗi năm thu được hơn 3 tấn, song năm nay gia đình chị chỉ thu hoạch được khoảng 2 tấn dù đã bỏ bao nhiêu công sức, tiền của đầu tư. Theo chị Hòa, nguyên nhân sản lượng sụt giảm là do vào thời điểm tiêu ra hoa gặp thời tiết thất thường, khiến tỷ lệ đậu trái thấp.

Các thành viên trong Tổ trồng tiêu thuộc Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Thành Đạt (xã Ea Tar) cũng chung cảnh ngộ. Chị Bùi Thị Thanh Hương, Tổ trưởng Tổ trồng hồ tiêu cho biết: “Tổ tiêu mà tôi đang quản lý có 96 hộ dân, bao gồm cả buôn Ea Kiêng và buôn Tơng Lía. Qua khảo sát cho thấy, năng suất vườn tiêu năm nay của các hộ dân giảm mạnh, thậm chí có nhà giảm 60 – 70”.

Trung Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.