Multimedia Đọc Báo in

Xây dựng thành công 5 chuỗi cung cấp thực phẩm nông sản an toàn

13:03, 21/04/2022

Sở NN - PTNT cho biết, từ năm 2021 đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 5 chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.

Cụ thể là: Chuỗi chế biến và kinh doanh cà phê bột, cà phê hạt rang của Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Vương Thành Công (TP. Buôn Ma Thuột); Chuỗi cung cấp rau, củ quả của Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Hương Cao Nguyên (huyện Cư M’gar); Chuỗi cung cấp rau, củ quả an toàn của Công ty Cổ phần thực phẩm sạch Núi Xanh (Cư M’gar); Chuỗi cung cấp trái cây (bơ, sầu riêng, mít tươi) an toàn của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đoàn Kết (Cư M’gar); Chuỗi cung cấp rau ăn củ, quả, trái cây (bắp sú, cà chua, dưa hấu) an toàn của HTX sản xuất rau an toàn ứng dụng Công nghệ cao Hòa Hiệp (Cư Kuin).  

Xưởng rang xay cà phê của Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Vương Thành Công (TP. Buôn Ma Thuột).
Xưởng rang xay cà phê của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vương Thành Công (TP. Buôn Ma Thuột).

Việc hình thành các chuỗi cung cấp thực phẩm nông sản an toàn đã từng bước nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; thúc đẩy người tiêu dùng quan tâm, dịch chuyển sang xu thế tiêu dùng thực phẩm an toàn, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn tiêu thụ hàng hóa, mở rộng sản xuất...

Thời gian tới, Sở NN - PTNT tiếp tục đẩy mạnh hợp tác liên kết với các tỉnh trong công tác kiểm tra, giám sát, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm an toàn; xây dựng quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung phù hợp với quy mô chủng loại nông sản của địa phương; hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia chuỗi liên kết đa dạng hóa đầu ra sản phẩm cho các đầu mói tiêu thụ...

Nhật Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.