Multimedia Đọc Báo in

Agribank Bắc Đắk Lắk và Công ty Điện lực Đắk Lắk ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

18:58, 26/05/2022

Chiều 26/5, Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Bắc Đắk Lắk (Agribank Bắc Đắk Lắk) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Công ty Điện lực Đắk Lắk.

Theo thỏa thuận được ký kết, Agribank Bắc Đắk Lắk và Công ty Điện lực Đắk Lắk thống nhất ưa tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhau.

Trong đó, Agribank Bắc Đắk Lắk tập trung thực hiện cung cấp ra thị trường các dịch vụ thu hộ tiền điện tự động qua tài khoản ngân hàng; thanh toán tiền điện trực tuyến qua app Agribank E-Mobile Banking, ví điện tử, mã QR; thu hóa đơn tiền điện tại quầy (cho khách hàng chưa sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến)… Triển khai các dịch vụ số được phát triển trên nền tảng trung gian thanh toán, nhằm đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trên toàn tỉnh.   

Đại diện Chi nhánh Bắc Đắk Lắk và Công ty Điện lực Đắk Lắk trao đổi thỏa thuận hợp tác.
Đại diện Agribank Bắc Đắk Lắk và Công ty Điện lực Đắk Lắk trao đổi thỏa thuận hợp tác.

Đồng thời, Agribank Bắc Đắk Lắk còn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên Công ty Điện lực Đắk Lắk vay tín dụng, mở thẻ, cấp hạn mức tín dụng thẻ... Ngoài ra, Agribank Bắc Đắk Lắk còn triển khai sản phẩm thẻ Lộc Việt mới, được sử dụng cho đối tượng khách hàng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Loại thẻ này được tích hợp hai tính năng thẻ tín dụng nội địa hạng chuẩn (hạn mức tín dụng tối đa 10 triệu đồng) và thẻ ghi nợ nội địa hạng chuẩn (hạn mức thấu chi tối đa 50 triệu đồng). Agribank Bắc Đắk Lắk cam kết cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích nhất cho công ty.

Đây là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện, đồng thời mở ra nhiều cơ hội để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Phương Thảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.