Multimedia Đọc Báo in

Cựu chiến binh Cư M’gar vươn lên phát triển kinh tế

06:07, 09/06/2022

Những năm qua, phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” luôn được cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) huyện Cư M'gar hưởng ứng tích cực.

Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương CCB vượt khó, không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Hội CCB huyện Cư M'gar có trên 3.880 hội viên tham gia sinh hoạt tại 19 cơ sở hội trực thuộc. Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi" đã được các cấp Hội trên địa bàn huyện triển khai sâu rộng với nhiều hình thức, mô hình phong phú.

Từ năm 2017 đến nay, Hội CCB huyện đã quản lý hiệu quả nguồn vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với dư nợ đạt gần 74 tỷ đồng, 2.224 lượt hộ được vay vốn; vận động xây dựng Quỹ hội trên 9,9 tỷ đồng, đã giải quyết cho 1.318 lượt hội viên nghèo vay vốn phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Hội còn vận động hội viên đóng góp xây dựng Quỹ Nghĩa tình đồng đội được 397 triệu đồng, qua đó đã mua 27 con bò, 15 con dê sinh sản để hỗ trợ cho 21 hội viên có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức được 109 lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả cao để học tập, thu hút gần 3.500 lượt người tham gia…

Hội viên Hội Cựu chiến binh huyện Cư M'gar phát triển chăn nuôi, cải thiện cuộc sống.

Đơn cử như CCB Bùi Đức Hải (ở thôn 14, xã Ea Kiết) từng có hoàn cảnh rất khó khăn. Với bản lĩnh người lính Cụ Hồ, đức tính cần cù và ham học hỏi, tiết kiệm trong chi tiêu, vợ chồng ông Hải bảo ban nhau vượt khó, tích lũy mua thêm đất, mở rộng diện tích từ 7 sào ban đầu lên hơn 2,5 ha. Ông Hải đã tích cực nghiên cứu, học hỏi áp dụng khoa học kỹ thuật, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năm 2016, ông đã đầu tư trồng xen hơn 1.000 trụ hồ tiêu trong vườn cà phê, một năm sau đó tiếp tục trồng xen hơn 200 cây sầu riêng giống Dona Techno cùng một số loại cây ăn quả khác. Nhờ áp dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật nên cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao; mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông Hải lãi trên 200 triệu đồng. Đến khi cà phê già cỗi, ông Hải đã mạnh dạn “trẻ hóa” vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian thu hoạch (khoảng 2 năm là đã cho thu hoạch) giúp gia đình đảm bảo nguồn thu nhập thường xuyên.

Hay CCB Y Quyên Niê  (ở buôn Kna A, xã Cư M’gar) đã được Hội CCB huyện hỗ trợ con giống chăn nuôi. Trước đây, do không có đất đai canh tác, chỉ sống dựa vào làm thuê cuốc mướn nên kinh tế gia đình ông rất khó khăn. Tháng 10/2021, gia đình ông được Hội CCB huyện hỗ trợ 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ Nghĩa tình đồng đội để mua cặp bò sinh sản về nuôi; nhờ chăm sóc tốt nên bò mau lớn, mở ra hy vọng về cuộc sống khấm khá hơn cho gia đình.

Tính đến cuối năm 2021, huyện Cư M'gar chỉ còn 1,2% số gia đình hội viên CCB thuộc diện hộ nghèo, số hộ hội viên có kinh tế từ khá trở lên chiếm tỷ lệ 55,6%.

H’Xiu Êban


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.