Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh

17:59, 23/08/2022

UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Đắk Lắk năm 2022, 2023.

Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu chỉ số PCI năm 2022 – 2023 đạt thứ hạng 20/64 tỉnh, thành trong cả nước. Theo đó, các cơ quan chức năng phải thực hiện cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo môi trường thông thoáng và đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt.

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp; Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh thực hiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, tài nguyên môi trường; Cải cách toàn diện công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành tránh tình trạng trùng lắp, chống chéo gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Một trong những giải pháp để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh. Trong ảnh: Một cơ sở sản xuất tại xã Cư Mta, huyện MDrắk
Một trong những giải pháp để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh. Trong ảnh: Một cơ sở sản xuất tại xã Cư Mta, huyện M'Drắk

Năm 2021, chỉ số PCI của tỉnh Đắk Lắk đứng vị trí 34/63 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó, một số nội dung vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính chưa cao; tính năng động, sáng tạo của bộ máy chính quyền chưa đáp ứng mong đợi của doanh nghiệp; sự minh bạch của môi trường kinh doanh có chiều hướng đi xuống.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.