Multimedia Đọc Báo in

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ra mắt đại diện tại Tây nguyên.

11:45, 13/12/2022

Chiều 12/12/2022, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt đại diện tại Tây Nguyên. Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư Hiệp hội, đại diện lãnh đạo các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn Tây Nguyên, lãnh đạo các tổ chức tín dụng hoạt động tại tỉnh Đắk Lắk.

Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại Tây Nguyên có nhiệm vụ làm đầu mối liên lạc, giữ mối quan hệ chặt chẽ thường xuyên với các tổ chức hội viên, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên địa bàn; vận động các tổ chức hội viên trên địa bàn hoạt động kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật và hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên địa bàn; nắm bắt nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi các quy định pháp luật, các cơ chế chính sách để tham mưu Tổng thư ký, Ban Pháp luật và Nghiệp vụ báo cáo, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét tháo gỡ;

Tham gia góp ý kiến cơ chế chính sách liên quan hoạt động ngân hàng; tham mưu Tổng thư ký, Ban Pháp luật và Nghiệp vụ trong việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các hội viên tại Tây Nguyên trong các tranh chấp khiếu nại; hỗ trợ giải quyết, xử lý khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của tổ chức hội viên trên địa bàn...

Quang cảnh buổi lễ
Quang cảnh buổi lễ.

Tại buổi lễ, ban tổ chức đã công bố Quyết định của Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về thí điểm mô hình cử đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại Tây Nguyên và Quyết định về tiếp nhận ông Tăng Hải Châu (Nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk Lắk) vào làm việc tại Ban Pháp luật và Nghiệp vụ Cơ quan Thường trực Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và cử làm đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại Tây Nguyên.


                                            Phan Quốc Lương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.