Multimedia Đọc Báo in

Dư nợ cho vay nền kinh tế tại Agribank Đắk Lắk chạm ngưỡng 17 nghìn tỷ đồng

08:25, 04/01/2023

Theo thông tin từ Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk), kết thúc năm kế hoạch 2022, dư nợ cho vay nền kinh tế tại đơn vị này đạt 16.945 tỷ đồng, tăng 2.695 tỷ đồng so đầu năm, đạt tốc độ tăng trưởng 18,9% (bình quân các đơn vị Agribank trên địa bàn Tây Nguyên tỷ lệ này là 9,4%) và bằng 100% kế hoạch năm. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ, tức trên 10.000 tỷ đồng.

Với quy mô đầu tư lên đến trên 17.000 tỷ đồng, vốn tín dụng của Agribank Đắk Lắk thực sự là đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông thôn trong tỉnh khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; chung sức cùng các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai có hiệu Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.

Cán bộ Agribank Đắk Lắk luôn sát cánh cùng khách hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Cán bộ Agribank Đắk Lắk luôn sát cánh cùng khách hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Có được kết quả trên là nhờ trong năm 2022, đơn vị này đã chú trọng đẩy mạnh huy động vốn (nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 9.409 tỷ đồng, tăng 866 tỷ đồng so đầu năm, tốc độ tăng trưởng 10,1%), đảm bảo nguồn lực tài chính để cung ứng vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Cùng với đó, đơn vị đã bám sát các chương trình kinh tế của UBND tỉnh Đắk Lắk cũng như các địa phương cơ sở, chú trọng đầu tư vào những chương trình liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên 10% trong năm 2023, dư nợ cho vay nền kinh tế tại Agribank Đắk Lắk hứa hẹn sẽ tiếp tục xác lập những kỷ lục mới.

Phan Quốc Lương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.